Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý chi bảo hiểm xã hội tại tỉnh thái nguyên (Trang 86)

5. Kết cấu của đề tài

3.3.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy

3.3.1.1. Sửa đổi một số điều, khoản của luật BHXH đã ban hành

BHXH là chính sách lớn của Đảng và nhà nước luôn được ghi nhận trong các văn kiện của Đảng và hiến pháp Việt Nam. Trong từng giai đoạn lịch sử chính sách BHXH từng bước được đổi mới và hoàn thiện nhằm phát huy vai trò đối với người lao động và hệ thống an sinh xã hội của Đất nước.

Tuy nhiên hệ thống các văn bản về chính sách BHXH được hệ thống hoàn chỉnh và có tính pháp lý cao cần thiết phải xem xét và sửa đổi một số khoản, điều trong bộ luật đã ban hành cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống.

Quan hệ BHXH pháp sinh là quan hệ về quyền được hưởng các chế độ BHXH và nghĩa vụ phải đóng góp BHXH giữa người lao động, người sử dụng lao động các cơ quan và tổ chức. Nhưng quan hệ này hiện nay mới được điều chỉnh bằng hệ thống các văn bản dưới pháp luật là chủ yếu do đó phải được điều chỉnh bằng một văn bản pháp luật do Quốc hội ban hành do đó nhất thiết phải điều chỉnh một số điều của luật chưa phù hợp.

3.3.1.2. Sửa đổi bổ sung điều kiện để được hưởng các chế độ BHXH

Chính sách BHXH là một trong những chính sách xã hội cơ bản nhất của mỗi quốc gia. Nó là những quy định chung, khái quát nhất về cả đối tượng phạm vi các mối quan hệ và những giải pháp lớn nhằm đạt được mục tiêu chung đề ra đối với BHXH việc ban hành chính sách BHXH phải được dựa vào điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ và xu hướng vận động khách quan của toàn bộ nền kinh tế xã hội. Trong lịch sử phát triển của mình chính sách BHXH không ngừng được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của đất nước qua các thời kỳ nhằm phát huy vai trò của mình. Tuy nhiên hiện nay trong chính sách BHXH vẫn còn những bất cập trong việc quy định thời gian mức hưởng các chế độ BHXH ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia BHXH và gây ra tình trạng lạm dụng quỹ BHXH.

* Chế độ hưu trí

Tuổi nghỉ hưu ở các nước trên thế giới có xu hướng tăng lên hoặc hết tuổi lao động nhưng vẫn khuyến khích người lao động làm việc. Tuổi nghỉ hưu trung bình trên thế giới là từ 60 đến 65 tuổi không phân biệt nam, nữ ngành nghề. Còn ở Việt Nam thì tuổi nghỉ hưu lại có xu hướng giảm xuống

theo nghị định số 01/2003/ NĐ - CP thì người lao động nam đủ 55 tuổi đến 60 tuổi, nữ đủ 50 đến 55 tuổi có thời gian đóng BHXH đủ trên 30 trở lên về hưu thì không bị trừ %.Việc giảm bớt tuổi hưu không những làm giảm nguồn thu BHXH về quỹ mà còn làm cho số chi lương hưu từ quỹ tăng lên rất nhanh làm ảnh hưởng đến cân đối quỹ BHXH. Vì người lao động không phải tham gia BHXH trong 5 năm với mức đóng là 9 tháng tiền lương (15% x 12 tháng x5 năm ) thì quỹ BHXH phải chi ra 45 tháng lương hưu (75% x 12 tháng x 5 năm). Mặt khác việc quy định tuổi nghỉ hưu còn phụ thuộc vào giảm sút về sinh học của cơ thể con người và tuổi thọ trung bình của người trong độ tuổi lao động. Tuổi thọ của người lao động có xu hướng ngày càng tăng do điều kiện sống được cải thiện. Dự báo năm 2010 tuổi thọ bình quân của người việt nam là 71, do đó thời gian hưởng BHXH rất dài bình quân là 20 năm vì vậy không nên quy định giảm tuổi nghỉ hưu mà tiến tới nâng dần tuổi nghỉ hưu.

+ Mức trợ cấp hưu trí:

Mục đích của BHXH là đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người tham gia BHXH đối với những nước có nền kinh tế phát triển với mức thu nhập cao thì tỷ lệ trợ cấp hưu trí thường thấp. Các nước trên thế giới quy định tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa khoảng 50 - 60%. ở Việt Nam trong điều kiện mức thu nhập còn thấp, tiền lương thực tế nhiều khi không đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống hiện thời nên quy định mức sống được nâng lên cần phải điều chỉnh giảm tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa là 75% chỉ áp dụng trước mắt. Trong tương lai khi mức sống được nâng lên cần phải điều chỉnh giảm tỷ lệ hưởng lương hưu. Dự kiến đến năm 2020 tỷ lệ hưởng lương hưu đã giảm xuống còn 70%. Nhưng để đảm bảo mức sống cho những người nghỉ hưu nhà nước nên cải cách chế độ tiền lương, nâng mức lương cho người lao động khi còn đang làm việc.

- Chế độ hưu trí là chế độ chiếm tỷ trọng lớn trong hệ thống các chế độ BHXH ở Việt Nam cả về số lượng cũng như số tiền chi trả. Vì vậy nó ảnh

hưởng rất lớn đến đời sống của nhân dân và trật tự xã hội. Mỗi lần thay đổi chế độ hưu trí là rất tốn kém chi phí điều chỉnh tiền lương tuyên truyền giải thích. Trong trường hợp sự thay đổi này mang tính đột ngột không mang tính kết thừa thế hệ sau và thế hệ trước sẽ dẫn đến mắc. Do đó cần phải xây dựng pháp luật về hưu trí ổn định lâu dài và không để các chính sách khác xen vào.

* Chế độ mất sức lao động.

Quy định hưởng tiếp chế độ mất sức lao động còn bất hợp lý không còn phù hợp với thực tế và gây bức xúc trong dư luận xã hội. Chẳng hạn theo quyết định số 60/ HĐBT thì những người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hang tháng trước ngày ban hành quyết định số 176/ HĐBT ngày 9/10/1989 cảu Hội đồng Bộ trưởng có đủ năm năm công tác ở chiến trường B, C,k ở biên giới đảo xa, vùng có nhiều khó khăn giam khổ được tiếp tục hưởng trợ cấp mất sức lao động trong khi đó những người hưởng trợ cấp sau ngày ban hành quyết định này có đủ các điều kiện như trên thì lại không được hưởng tiếp mặc dù những người này thường có công tác nhiều hơn.

Những người hưởng chế độ mất sức lao động hiện nay đã hết tuổi lao động đời sống hết sức khó khăn trong khi hết hạn hưởng đã bị cắt nên có nguyện vọng hưởng lại như đối với đối tượng quy định tại quyết định số 91.

* Chế độ ốm đau

Để được hưởng chế độ ốm đau theo quy định hiện nay người lao động có tham gia BHXH không bị ràng buộc bởi điều kiện nào. Vì vậy đã nảy sinh tình trạng lập hồ sơ giả để hưởng trợ cấp ốm đau. Có thể quy định thời gian nghỉ ốm tối thiểu là bao nhiêu thì mới được hưởng trợ cấp. Mặt khác để ngăn chặn hành vi cấp giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH khống của các y bác sĩ cần phải có các khung hình phạt đích đáng.

+ Theo quy định tại thông tư liên tịch số 11/1999/TTLT - BHYT- BHXH ngày 22 tháng 6 năm 1999 giữa bộ y tế và BHXH Việt Nam hướng

dẫn các cơ sở khám chữa bện cấp giấy chứng nhận nghỉ việc cho người tham gia BHXH thì các cơ sở y tế chi được cấp giấy chứng nhận nghỉ ốm tối đa là 10 ngày và tổng số thời gian cho nghỉ chữa bện ngoại trú dài ngày nhiều nhất là 27 ngày. Đối với bệnh nhân như bỏng, bó bột.... cần điều trị ngoại trú dài ngày mà cứ 10 ngày một lần đi khám lại để được cấp giấy nghỉ thêm hoặc vào điều trị nội trú rất khó khăn cho bệnh nhân. Vì vậy cần có quy định riêng cho những bệnh mà bênh nhân chỉ điều trị ngoại trú nhưng có thời gian điều trị lâu thì cơ sở y tế có thế cấp giấy chứng nhận nghỉ ốm từ 10 ngày trở lên.

* Chế độ thai sản

Việc kế hoạch hoá gia đình hiện nay được tính là trợ cấp ốm đau, mức trợ cấp chỉ được hưởng bằng 75% tiên lương tham gia BHXH là chưa hợp lý. Vì xét về mức độ suy giảm sức khoẻ và cũng là góp phần thực hiện chính sách dân số , KHHGĐ thì nên để trợ cấp kế hoạch hoá gia đình bằng mức hưởng trợ cấp thai sản cho hợp lý, nghĩa là bằng 100% tiền lương tham gia BHXH.

* Chế độ trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp

+ Quy định điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động như hiện nay là thiếu chặt chẽ. Thực tế có trường hợp xảy ra tai nạn giao thông do người điều khiển xe phóng nhanh, vượt ẩu, say rượu...nhưng sau đó hồ sơ đã được hợp pháp hoá trở thành tai nạn lao động xảy ra trên đường đi công tác hoặc trên đường đi đến nơi làm việc. Mặc dù biết hiện tượng thực tế xảy ra nhưng cơ quan BHXH không có quyền từ chối chi trả vì tất cả hồ sơ là hợp lệ và đúng theo quy định. Vì vậy cần làm rõ mối quan hệ giữa TNLĐ và tai nạn giao thông và quy rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong việc lập biên bản điều tra làm rõ TNLĐ.

+ Đối với những người bị tai nạn lao động với mức thương tật từ 81% trở lên chỉ được hưởng trợ cấp hàng tháng từ 1,4 - 1,6 tháng tiền lương tối

thiểu là quá ít, không đảm bảo cuộc sống bình thường cũng như mức độ bồi thường tổn thất cho họ, cần phải nâng mức trợ cấp hàng tháng lên đối với mức thương tật này.

+ Mức suy giảm khả năng lao động từ 31% - 100% được hưởng trợ cấp hàng tháng từ 0,4 - 1,6 tháng tiền lương tối thiểu cho cả hai đối tượng bị TNLĐ và BNN đều như nhau là chưa hợp lý. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng đã mắc bệnh nghề nghiệp thì không cơ may để phục hồi mà phải chịu suốt đời nên Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã nhiều lần kiến nghị đối với trường hợp BNN chỉ cần suy giảm khả năng lao động 21% là được hưởng trợ cấp hàng tháng.

* Chế độ trợ cấp tuất

Một số chế độ về trợ cấp tuất chưa hợp lý và linh hoạt, quy định mức trợ cấp tuất nuôi dưỡng là 70% lương tối thiểu là quá thấp nếu người hưởng là người già yếu cô đơn không nơi nương tựa hoặc trẻ mồ côi. Hoặc trong trường hợp người hưởng tuất hàng tháng mắc bệnh hiểm nghèo không còn khả năng kéo dài cuộc sống thì cũng không thể thay đổi sang chế độ tuất một lần được.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý chi bảo hiểm xã hội tại tỉnh thái nguyên (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)