Cơ sở xây dựng các chế độ BHXH

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý chi bảo hiểm xã hội tại tỉnh thái nguyên (Trang 26)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.2. Cơ sở xây dựng các chế độ BHXH

Một chế độ BHXH phải được xây dựng chặt chẽ để tránh những lạm dụng nhưng đồng thời cùng không làm tổn hại tới lợi ích vật chất và tinh thần của các bên tham gia BHXH. Ngoài ra cũng phải xem xét tới những công ước những quy định quốc tế khi xây dựng chế độ BHXH. Nhìn chung một chế độ BHXH được xác định bởi các yếu tố chính sau:

- Đối tượng được hưởng BHXH. - Các trường hợp được BHXH - Điều kiện hưởng BHXH

1.2.2.1. Theo công ước quốc tế

Năm 1952, Nghị viện của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã thông qua công ước 102 về an toàn xã hội (những tiêu chuẩn tối thiểu). Có thể nói đây là công ước quốc tế có những nội dung đầy đủ nhất, phát triển hoá những tiêu chuẩn quốc tế đã có đến thời điểm đó, mở ra một cơ cấu thống nhất và có sự phối hợp trong lĩnh vực BHXH giữa các thành viên của ILO. Công ước 102 có hiệu lực từ ngày 27/4/1952 đã đưa ra 9 chế độ BHXH bao gồm:

1- Chăm sóc y tế 2- Trợ cấp ốm đau 3- Trợ cấp thất nghiệp

4- Trợ cấp tuổi già (chế độ hưu)

5- Trợ cấp trong trường hợp TNLĐ-BNN 6- Trợ cấp gia đình

7- Trợ cấp thai sản 8- Trợ cấp tàn tật

9- Trợ cấp tiền tuất (trợ cấp vì mất người trụ cột gia đình).

Tổ chức lao động Quốc tế cũng quy định các thành viên tham gia Công ước quốc tế có thể tuỳ theo điều kiện của mỗi nước mà thực hiện một số hoặc mở rộng thêm các chế độ BHXH, nhưng ít nhất phải thực hiện được 3 trong chế độ nêu trên mới được gọi là hệ thống chế độ BHXH, nhưng nhất thiết phải có một trong 5 chế độ sau đây:

1- Trợ cấp tuổi già (chế độ hưu) 2- Trợ cấp thất nghiệp

3- Trợ cấp trong trường hợp TNLĐ-BNN 4- Trợ cấp tàn tật

1.2.2.2. Đối tượng, điều kiện hưởng và mức hưởng các chế độ BHXH * Đối tượng hưởng BHXH

Đối tượng hưởng BHXH được quy định từng nước và tuỳ từng chế độ BHXH. Thông thường đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thường là những người có quan hệ lao động, làm công ăn lương. Nhưng ở mỗi nước tuỳ thuộc vào điều kiện của hệ thống BHXH mà có quy định cụ thể riêng. Nói chung, các đối tượng hưởng BHXH cũng đồng thời là đối tượng tham gia BHXH (trừ trường hợp chế độ tử tuất). Một chế độ trong một hệ thống có thể có đối tượng hưởng nhưng đối tượng khác lại không được hưởng. Ví dụ: trong chế độ thất nghiệp thì công chức không thuộc đối tượng hưởng...

* Các trường hợp được BHXH

Các trường hợp được BHXH thường liên quan đến những sự kiện gọi là "rủi ro xã hội". Những " rủi ro xã hội" này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hậu quả làm suy giảm (tạm thời hay vĩnh viễn) khả năng lao động của người lao động hoặc khả năng lao động của họ không được sử dụng (thất nghiệp) và cuối cùng là thu nhập từ hoạt động nghề nghiệp của người lao động bị suy giảm hoặc mất hẳn. Những rủi ro nêu trên có thể phát sinh trong quá trình lao động hoặc trong cuộc sống của người lao động. Tuy nhiên, không phải bắt cứ "rủi ro xã hội" nào cũng được bảo hiểm. Điều này phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội và khả năng tài chính của quỹ BHXH. Các sự kiện xảy ra đối với các cá nhân có thể xảy ra bất kì khi nào trong cuộc sống của họ với các mức độ khác nhau. Vì vậy, dưới giác độ cả tập đoàn người tham gia BHXH, các sự kiện BHXH vừa có tính thời điểm, vừa có tính quá trình, vừa có tính thời gian vừa có tính không gian. Điều này cho thấy tính khách quan của các trường hợp BHXH.

* Các điều kiện hưởng

Để được hưởng các chế độ BHXH, người lao động phải có đủ những điều kiện nhất định như: Phải tham gia BHXH, phải đóng BHXH và phải có

những rủi ro xảy ra. Tuỳ theo từng loại chế độ mà có những điều kiện riêng kèm theo.

Hệ thống các điều kiện BHXH là những ràng buộc nhất định trong từng trường hợp BHXH cụ thể, phù hợp với những yếu tố chủ quan và khác quan của hệ thống BHXH. Để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH, các điều kiện cụ thể này lại dựa trên hệ thống các cơ sở như: điều kiện sinh học của người lao động, điều kiện lao động và môi trường lao động, điều kiện kinh tế - xã hội và quan hệ tài chính BHXH.

- Điều kiện sinh học được coi là điều kiện mang tính khách quan khi xây dựng chế độ BHXH. Một trong những yếu tố quan trọng của yếu tố sinh học đó là tuổi già. Theo quy định của Liên hợp quốc, người đạt tuổi 60 được coi là người già. Tuổi già để hưởng hưu trí của các nước không giống nhau, có vùng 50-60 tuổi đã là già, nhưng lại có nước, có vùng thì tuổi già là 60-70 tuổi. Chính vì vậy, không thể áp dụng độ tuổi nghỉ hưu của nước này cho nước khác, vùng này cho vùng khác. Cơ sở sinh học còn liên quan tới điều kiện về giới tính của người lao động. Do có sự khác biệt về cấu tạo cơ thể của nam và nữ nên sự suy giảm tự nhiên khả năng lao động của nam giới và nữ giới khác nhau và thường tuổi thọ lao động của nam giới cao hơn nữ giới. Ví dụ nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi hoặc nam 65 tuổi, nữ 60 tuổi. Ngoài ra sự kiện sinh đẻ ở nữ giới, hiện tượng ốm đau xảy ra bất thường đối với người lao động là nguyên nhân làm suy giảm tự nhiên khả năng lao động của con người và làm ảnh hưởng đến "tuổi thọ lao động".

- Điều kiện lao động và môi trường lao động: Song song với cơ sở sinh học, điều kiện lao động và môi trường lao động là một căn cứ rất quan trọng để xác lập điều kiện nghỉ hưởng BHXH. Điểm chung nhất là điều kiện lao động ảnh hưởng đến người lao động làm suy giảm khả năng lao động của họ. Điều kiện lao động khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác tới khả năng lao động của người lao động. Cùng một độ tuổi sinh học nhưng làm việc trong những

điều kiện và môi trường lao động khác nhau thì mức độ "trẻ lao động" là khác nhau. Đây là yếu tố có liên quan tới "tuổi thọ lao động" của người lao động, trong điều kiện làm việc này thì đã đủ già phải nghỉ việc hoặc chuyển việc, nhưng trong điều kiện làm việc khác thì vẫn được coi là trẻ, vẫn tiếp tục làm việc được. Khi xây dựng các chế độ BHXH, nhất là chế độ TNLĐ-BNN việc xác định các yếu tố lao động nặng nhọc, độc hại là vô cùng quan trọng.

- Điều kiện kinh tế- xã hội: Đây không phải là căn cứ quan trọng để xây dựng các chế độ BHXH nhưng lại là điều kiện để thực hiện chế độ BHXH. Các điều kiện kinh tế- xã hội có thể là:

+ Khả năng hoặc tiềm lực phát triển kinh tế của đất nước + Trình độ quản lý lao động, quản lý xã hội.

+ Các chính sách dân số của quốc gia + Các chính sách lao động việc làm. - Điều kiện tài chính BHXH

Trong hệ thống các điều kiện BHXH, điều kiện về tài chính BHXH giữ gị trí đặc biệt quan trọng. BHXH hiện đại, tài chính BHXH là điều kiện tiên quyết để xác lập các điều kiện của một chế độ BHXH. Một trong những nguyên tắc cơ bản của BHXH trong nền kinh tế thị trường là phải cân bằng thu- chi. Vì vậy, khi tính toán giữa mức đóng góp và mức hưởng; thời gian đóng góp và thời gian hưởng, luôn phải thể hiện nguyên tắc cân bằng này. Từ đó, phải quy định thời hạn đóng BHXH (Nhất là đối với các chế độ BHXH) tối thiểu để quỹ BHXH có thể trang trai được. Tuy nhiên để tính toán được phải dựa trên một loạt các thông số khác nhau và các phương hướng khác nhau của kỹ thuật tài chính BHXH.

* Mức hưởng và thời gian hưởng trợ cấp.

Tương tự như khi xác lập điều kiện hưởng, khi đề ra mức hưởng trợ cấp và thời gian hưởng trợ cấp phải dựa trên cơ sở một loạt các căn cứ như nhu

cầu về BHXH (nhu cầu cá nhân và nhu cầu chung, có tính xã hội của hệ thống bảo hiểm).

Mức trợ cấp và thời gian hưởng BHXH tuỳ thuộc vào từng chế độ BHXH. Tuy nhiên cơ sở để tính mức trợ cấp BHXH là căn cứ vào thu nhập của người lao động trước khi nhận được trợ cấp hoặc dựa vào mức thu nhập cơ bản chung nào đó của xã hội. Nhưng mức trợ cấp đó phải đảm bảo yêu cầu là bù đắp được sự thiếu hụt thu nhập ở mức tối thiểu cho người lao động hưởng BHXH có tính đến thời gian tham gia và mức đóng BHXH. Một số cơ sở dùng làm căn cứ xác định các mức trợ cấp là:

- Những chi phí cần thiết để đáp ứng những nhu cầu BHXH trong từng trường hợp cụ thể.

- Mức độ giảm hoặc mất thu nhập do giảm hoặc mất khả năng lao động. - Điều kiện lao động và môi trường sống.

- Mức sống của dân cư

- Mức và thời gian đóng phí BHXH.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý chi bảo hiểm xã hội tại tỉnh thái nguyên (Trang 26)