Ngoài các phương pháp trên, chúng tôi sử dụng thêm phương pháp phỏng vấn nhằm tìm hiểu thông tin biểu hiện về nhu cầu giao tiếp của sinh viên. Phương pháp gồm hai hình thức:
* Phỏng vấn bằng Anket
- Mục đích: sử dụng phương pháp này nhằm thu thập những thông tin
về nhu cầu, nội dung giao tiếp thường xuyên, những vấn đề SV gặp phải, những nguyên nhân ảnh hưởng đến nhu cầu và kỹ năng giao tiếp của SV. từ đó có những đề xuất, khuyến nghị thích hợp.
- Đối tượng khảo sát: 300 sinh viên khoa SP - ĐHTN thuộc ba ngành: ngữ văn, tiểu học và giáo dục thể chất.
- Cách tiến hành:
Bước 1: Xây dựng mẫu phiếu điều tra (bảng hỏi): Dựa trên lý thuyết về xây dựng mẫu phiếu điều tra và cơ sở lý luận của đề tài, chúng tôi xây dựng bảng hỏi theo nguyên tắc sau:
Câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu, đơn trị.
Thể loại: Gồm hai loại câu hỏi là câu hỏi đóng và câu hỏi mở, được sắp xếp xen kẽ nhau.
Nội dung câu hỏi bao quát trong phạm vi nghiên cứu. Chúng tôi điều tra câu hỏi theo các vấn đề:
+ Đánh giá yêu cầu nghề nghiệp của SV: câu 1
+ Sự tích cực tham gia hoạt động của SV: câu 2, câu 3.
+ Nội dung giao tiếp thường xuyên của SV: câu 4. Gồm 6 nội dung. Chúng tôi xếp thứ bậc các nội dung theo mức độ
Cách đánh giá: để tìm hiểu nội dung giao tiếp, tính điểm như sau: Thường xuyên: 2 điểm; đôi khi: 1 điểm; chưa bao giờ: 0 điểm.
Để tính điểm trung bình và xếp loại thứ bậc nội dung giao tiếp, dựa vào số lượng phương án lựa chọn, chúng tôi quy ước nội dung giao tiếp thành 3 mức độ:
+ Mức độ chưa bao giờ: 0 – 0.6 + Mức độ đôi khi: 0.7 – 1.3 + Mức độ thường xuyên: 1.4 - 2
Tính hệ số trung bình ở từng nội dung, nội dung nào có điểm số cao nhất xếp thứ I, cứ như vậy cho các nội dung khác.
+ Nguyên nhân ảnh hưởng đến đặc điểm giao tiếp của SV: câu 5, ý b. + Mức độ tổ chức các hoạt động của khoa, trường nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp cho SV: Câu 6
Bước 2: Tiến hành điều tra thử
Chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra thử trên 62 SV khoa SP
Mục đích: Tìm hiểu sơ bộ nhu cầu giao tiếp của SV khoa SP. Đồng thời biết được những điểm được và chưa được của phiếu xin ý kiến để chỉnh sửa lại phiếu cho phù hợp với mục đích và đối tượng điều tra, đạt kết quả tốt nhất cho đề tài.
Bước 3: Tiến hành điều tra
Phát phiếu điều tra trong tháng 3 năm 2010, cụ thể:
Từ ngày 15/3 đến 20/3 năm 2010 tại ba khối ngành: Tiểu học năm I, năm II, năm III; ngữ văn năm I, năm II, năm II; giáo dục thể chất năm I, năm II, năm III.
Thu thập phiếu điều tra: Dự kiến trước những phiếu trả lời của SV không đạt yêu cầu và để lấy đủ số mẫu phiếu điều tra trong đề tài, chúng tôi phát dư số phiếu với:
Tổng số phiếu phát ra 350, số phiếu thu về 342, số phiếu thể hiện đủ độ tin cậy 307. Để thuận lợi cho việc tính toán thống kê, chúng tôi lấy 300 phiếu để xử lý.
Trong 300 phiếu có 146 phiếu của nam giới, 154 phiếu của nữ giới. Tiến hành xử lý phiếu và phân tích kết quả điều tra thu được trong quá trình nghiên cứu. Chúng tôi thống kê số liệu, sau đó tính tỉ lệ % số người lựa chọn.
* Phỏng vấn trực tiếp những SV nhằm tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của
SV, những khó khăn trong quá trình giao tiếp, tính tích cực tham gia các hoạt động của SV, nội dung giao tiếp của SV, loại hình kỹ năng rèn luyện. Đồng thời tìm hiểu ý kiến đóng góp của SV cho khoa, trường trong việc nâng cao nhu cầu giao tiếp.
Chúng tôi xác định yêu cầu: khi phỏng vấn thật tế nhị, gây được cảm tình đối với người phỏng vấn, tạo sự thoải mái trong cuộc trao đổi, nắm bắt thái độ biểu hiện của đối tượng được phỏng vấn thông qua nội dung câu hỏi.
Diành cho giảng viên
Câu 1: Thưa thầy cô, thầy cô có đánh giá như thế nào về nhu cầu và kỹ năng giao tiếp của sinh viên khoa Sư phạm hiện nay?
Câu 2: Thầy cô nhận thấy sinh viên trường mình thường gặp khó khăn và thuận lợi nào trong quá trình giao tiếp ?
Câu 3: Là giảng viên có nhiều kinh nghiệm, xin thầy cô có thể cho biết một vài ý kiến về biện pháp nâng cao kỹ năng giao tiếp cho sinh viên?
Câu 4: Thầy cô nhận thấy, các hoạt động của khoa, trường có đáp ứng nhu cầu giao tiếp và rèn luyện kỹ năng giao tiếp của sinh viên không?
Diành cho sinh viên
1/ Bạn đánh giá thế nào về công tác rèn luyện kỹ năng giao tiếp nghề nghiệp cho sinh viên của Khoa và Nhà trường?
2/ Những thuận lợi và khó khăn về vấn đề giao tiếp của bạn là gì?
3/ Qua đợt thực tập, bạn thấy mình còn hạn chế về vấn đề gì?( Kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm thoại với học sinh trong dạy học, tổ chức hoạt động cho học sinh, sử dụng phương tiện kỹ thuật tin học…). Nguyên nhân nào dẫn tới hạn chế ấy? (Câu này dành cho sinh viên năm thứ tư)
4/ Các bạn thường tham gia những hình thức tổ chức nào để thoã mãn nhu cầu giao tiếp và kỹ năng giao tiếp cho mình?