Mức độ của từng kỹ năng giao tiếp

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm giao tiếp của sinh viên khoa sư phạm - trường đại học tây nguyên (Trang 62)

Bảng 9. Mức độ từng kỹ năng giao tiếp (xử lý theo tổng số) ST T Kỹ năng Mức độ X Thứ bậc Giỏi Khá TB Yếu

1 Khả năng tiếp xúc, thiếp lập mối quan hệ Sl% 00 12.33 52.33 35.3437 157 106 0.77 9 2 Biết cân bằng nhu cầu

cá nhân và đối tượng Sl 4 26 142 128 % 1.33 8.67 47.33 42.67 3 Kỹ năng nghe đối

tượng giao tiếp

Sl 7 54 126 113 0.85 7 % 2.33 18 42 37.67 0.84 8 4 Năng lực tự chủ cảm xúc, hành vi Sl 4 55 131 110 % 1.33 18.33 43.67 36.67 5 Năng lực tự kiếm chế,

kiểm tra người khác Sl 8 133 129 30 1.4

% 2.67 44.33 43 10

6 Kỹ năng diễn đạt dễ hiểu, dễ chịu

Sl 14 113 151 22 1.4 2

% 4.67 47.67 50.33 7.33 7 Kỹ năng linh hoạt,

mềm dẻo trong giao Sl% 1.334 38.33 46.67 13.67115 140 41 1.27 8 Năng lực thuyết phục

đối tượng giao tiếp Sl% 1.003 21.67 57.67 19.6765 173 59 9 Khả năng chủ động,

điều khiển quá trình Sl 0 56 165 79

% 0 18.67 55 26.33

10 Sự nhảy cảm trong giao tiếp

Sl 26 151 115 8 1.65 1

% 8.67 50.33 38.33 3.67

Dựa vào bảng số liệu 9 cho thấy: theo số liệu thu thập được thì các KNGT chung của SV đạt mức trung bình, không có KNGT nào đạt loại giỏi, không có ai đạt điểm “lý tưởng” (16điểm).

- Nhóm kỹ năng có điểm trung bình cao nhất trong 10 nhóm KNGT của SV là sự nhảy cảm trong giao tiếp với, điểm trung bình X =1.65, đạt mức khá. Chỉ số này chứng tỏ khả năng nắm bắt trạng thái tâm lý người khác ở SV cao, SV có khả năng “đọc” trên nét mặt, cử chỉ, hành vi, lời nói để phát hiện chính xác đầy đủ thái độ, cảm xúc của đối tượng giao tiếp, từ đó đoán đúng nội tâm của đối tượng. Kỹ năng này SV phải rèn luyện nhiều trong hoạt động giao tiếp của mình, tiếp xúc nhiều đối tượng mới có thể nắm bắt được trạng thái tâm lý. Kỹ năng này giữ vị trí quan trọng trong nghệ thuật sư phạm của người làm nghề giáo, nên SV lựa chọn nhiều.

- Nhóm xếp thứ bậc 2 là nhóm kỹ năng diễn đạt dễ hiểu, dễ chịu và năng lực tự kiềm chế, kiểm tra người khác, X =1.4, ở mức trung bình. Theo đánh giá của SV thì khả năng ngôn ngữ của các bạn đã phù hợp với yêu cầu của nghề sư phạm. Bên cạnh đó SV nhận thấy bản thân đã biết cách giữ bình tĩnh trong những tình huống xảy ra. Kỹ năng cần được chú trọng trong suốt quá trình học tập, nhất là rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, nhằm phục vụ tốt cho nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục sau này. Cùng trao đổi với nhóm SV năm II đang ngồi giải lao thì các bạn có nói rằng: Hồi học cấp 3 mình nói nhanh và vấp nhiều, vào học sư phạm, mình phải rèn cách nói chậm và phát âm rõ hơn. Bạn khác cũng tâm sự, mình học được cách giữ bình tình xử lý tình huống, đó là nhiệm vụ mình phải học. Tuy vậy, các bạn vẫn thấy có sự thay đổi song vẫn chưa thể chủ quan, việc rèn luyện những kỹ năng này là liên tục

- Xếp thứ 4 là các kỹ năng linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp, điểm trung bình X =1.27, đạt mức trung bình. Kỹ năng này phụ thuộc rất nhiều vào khả phản ứng của hệ thần kinh, đồng thời cá nhân có khả năng linh hoạt tốt phải được rèn luyện nhiều trong giao tiếp nghề nghiệp. Vì vậy trong thời điểm chúng tôi khảo sát, kỹ năng này đạt kết quả chưa cao là điều tất yếu.

- Nhóm năng lực thuyết phục đối tượng giao tiếp xếp thứ bậc 5, điểm trung bình 1.04, đạt mức trung bình

- Nhóm khả năng chủ động, điều khiển quá trình giao tiếp xếp thứ bậc 6, điểm trung bình X =0.92, đạt mức trung bình. Đã có không ít SV biết xây dựng tổ chức các hoạt động thu hút các bạn tham gia, tuy nhiên số lường này chưa cao, phần đông SV còn e de, chưa mạnh dạn, nó sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều trong quá trình công tác sau này. Điều này thể hiện qua những lời tâm sự của bạn SV năm IV ngữ văn và những điều tôi quan sát được trong quá trình hoạt động với SV.

- Xếp thứ bậc 7 là nhóm kỹ năng tự chủ cảm xúc, hành vi, điểm trung bình X =0.84, đạt mức trung bình. Nhận thấy SV khoa SP có hành vi, ứng xử chưa phù hợp, khoa học, chính xác với nhu cầu, mong muốn, nguyện vọng của đối tượng trong quá trình giao tiếp, chưa có khả năng tự chủ, cảm xúc của bản thân. Một phần là do các bạn SV còn trẻ, đang trưởng thành, nhiệt tình, nông nổi, khó kiềm chế mình. Họ trả lời khó kiềm chế mình khi bị người khác trên chọc, khích bác, nói xấu. Tuy nhiên đây là điều đáng cần lưu ý trong quá trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm của SV. Đặc trưng của nghề sư phạm bắt buộc họ phải có khả năng làm chủ bản thân, biết kiềm chế cảm xúc của mình.

- Nhóm kỹ năng nghe đối tượng giao tiếp xết thứ bậc 8, điểm trung bình X =0.85. SV chỉ biết đưa ra các thông tin mà chưa biết lắng nghe để nhận thông tin. Vì vậy yêu cần đặt ra cho họ là phải tập luyện thói quen lắng nge đối tượng khác nói như vậy bản thân cũng sẽ thu nhận được rất nhiều kiến thức. Không phải nói nhiều đã là hay, mà hãy nói những điều cần thiết, chính xác mới là đúng.

- Nhóm kỹ năng tiếp xúc, thiếp lập mối quan hệ với đối tượng giao tiếp xếp thứ bậc 9, điểm trung bình X =0.77 đạt mức trung bình. Bên cạnh bạn SV

đạt tới sự dễ dàng và tự nhiên tiếp xúc người lạ, quan hệ với mọi người nhưng còn không ít bạn SV gặp khó khăn và thiếu tự nhiên tiếp xúc, họ cần khá nhiều thời gian để làm quen, thích nghi với hoàn cảnh mới. Nhiều SV còn e dè khi tham gia các hoạt động tập thể, các nhóm bạn bè, ít cởi mở, chú ý đến đối tượng giao tiếp.

- Xếp thứ bậc thấp nhất là nhóm biết cân bằng nhu cầu cá nhân và đối tượng trong khi tiếp xúc với điểm trung bình là 0.69, đạt mức trung bình. SV chưa biết cần bằng giữa nhu cầu của mình và nhu cầu của đối tượng giao tiếp. Trong quá trình nói chuyện với bạn bè chưa chú ý đến nhu cầu, sở thích của họ, không quan tâm đến ý đồ của người tiếp xúc mình.

Từ kết quả phân tích ở trên, chúng ta có thể nêu lên nhận định: KNGT của SV khoa SP –Trường ĐHTN chưa cao, chỉ đạt mức trung bình. Trong đó cao nhất là sự nhạy cảm trong giao tiếp và thấp nhất là sự cân bằng nhu cầu cá nhân và đối tượng trong khi tiếp xúc. Mức độ chênh lệch về điểm số giữa các kỹ năng là không có ý nghĩa (P>0.05).

Những KNGT rất cần cho hoạt động sư phạm như: khả năng cần bằng giữa nhu cầu cá nhân và nhu cầu người khác hay khả năng nghe đối tượng giao tiếp, xây dựng thiết lập mối quan hệ, khả năng làm chủ cảm xúc, hành vi đạt ở mức độ chưa cao, điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình dạy học sau này.

Tóm lại: qua khảo sát về KNGT của SV khoa SP, Trường Đại học Tây

Nguyên cho ta thấy: KNGT của SV đạt ở mức độ trung bình, ở nam và nữ hầu như không có sự khác biệt nhau. Theo khoá học thì IV năm thứ IV KNGT cao hơn năm thứ I, còn theo ngành học SV ngữ văn có mức cao hơn các ngành khác. Xét theo từng KNGT thì không có sự chênh lệch quá nhiều ở mỗi kỹ năng, những kỹ năng sư phạm cần thiết cho nghề nghiệp thì ở mức độ chưa

cao. Vì vậy, cần hơn hết sự phối hợp giữa nhà trường và SV trong việc rèn luyện nâng cao KNGT. Đây là yêu cầu cấp thiết cần thực hiện ngay.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm giao tiếp của sinh viên khoa sư phạm - trường đại học tây nguyên (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w