Đặc điểm giao tiếp của sinh viên

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm giao tiếp của sinh viên khoa sư phạm - trường đại học tây nguyên (Trang 35)

Ở giai đoạn lứa tuổi này, sinh viên giữ vai trò, vị trí xã hội rõ rệt, là nhóm người có vị trí chuyển tiếp, chuẩn bị cho một đội ngũ tri thức có trình độ và nghề nghiệp tương đối cao của xã hội.

Sinh viên sư phạm được sống trong môi trường mang tính chất mô phạm cao, được hướng vào việc hình thành và hoàn thiện một nhân cách mẫu mực nên nhìn chung sinh viên sư phạm đều có nhu cầu giao tiếp cao, thoã mãn nhu cầu giao tiếp bằng phương thức phù hợp. Cũng như ngành khác, sinh viên sư phạm luôn phải biết tự rèn luyện bản thân và kỹ năng giao tiếp sư phạm, bởi sự đòi hỏi của nghề thầy giáo đối với khả năng này là rất cao. Vì vậy trong giao tiếp, họ luôn có xu hướng mang dấu ấn đặc trưng của nghề nghiệp, phong cách giao tiếp này luôn nhận được sự tôn trọng của xã hội.

Trong quá trình giao tiếp, SV thường trao đổi với nhau về nội dung và phương pháp học tập, bởi hoạt động chủ yếu của SV là học tập và rèn luyện.

Bên cạnh đó, SV theo học đại học sẽ khác với cách học ở cấp dưới, SV phải chủ động hơn, phải tự tìm tòi tài liệu, trao đổi thông tin với bạn bè giúp bản thân họ tiếp thu được nhiều tri thức.

Do yêu cầu đặc thù riêng của SV SP là ngoài học tập tốt chuyên môn, còn cần tích cực rèn luyện nâng cao phẩm chất, trong đó kỹ năng giao tiếp tốt là thành phần quan trọng trong hành trang bước vào đời. SV rèn luyện kỹ năng giao tiếp trên nhiều bình diện: ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ, khả năng nhạy cảm, biết lắng nghe đối tượng giao tiếp, khả năng thuyết phục thông qua lời nói, khả năng tổ chức…Tất cả yếu tố đó tổ hợp trong quá trình hoạt động của cá nhân.

Có lẽ nhận thấy, sinh viên có nhu cầu tham gia các hoạt động trong nhà trường, cũng như xã hội. Hoạt động học tập để sinh viên chiếm lĩnh hệ thống kiến thức, kỹ năng, các hoạt động nhận thức, hoạt động trí tuệ. Bên cạnh đó, sinh viên có nhu cầu tham gia vào các hoạt động xã hội, hoạt động lao động, văn hoá - thể thao, tham gia các câu lạc bộ, các nhóm, hội…luôn hấp dẫn và thu hút sự tham gia của đông đảo sinh viên, qua đó họ thoả mãn nhu cầu được giao lưu, kết nối bạn bè, mở rộng các mối quan hệ, mở mang tầm nhận thức.

Hoạt động giao tiếp diễn ra trên tất cả các mặt của SV thông qua những hoạt động khác nhau. Những hoạt động mang tính phức tạp giữa các cá nhân sinh viên với bạn bè cùng lứa, cùng giới, các tổ chức, các nhóm xã hội...Các hoạt động này chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển nhân cách sinh viên.

Kết luận chương 1

Giao tiếp giữ vai trò là điều kiện tiên quyết trong quá trình hình thành và phát triển của con người.

Phạm trù giao tiếp được nghiên cứu theo nhiều chiều hướng khác nhau, mỗi hướng nghiên cứu có những mặt hợp lý riêng, trong đề tài này chúng tôi nghiên cứu giao tiếp như một dạng hoạt động hay là hoạt động giao tiếp. Giao tiếp xuất phát từ nhu cầu của cá nhân và cách thức thực hiện giao tiếp thông qua kỹ năng hành động.

Nhu cầu là nguồn gốc của tính tích cực của hoạt động.

Nhu cầu giao tiếp là nhu cầu cơ bản không thể thiếu của con người. Đối với sinh viên, kỹ năng giao tiếp bộc lộ nhằm tạo lập, xây dựng mối quan hệ giữa bạn bè và những người khác trong xã hội, đồng thời thực hành những kỹ năng đã học được vào cuộc sống nhằm phục vụ cho nghề nghiệp tương lai.

Cũng như ngành khác, sinh viên sư phạm luôn phải biết tự rèn luyện bản thân và kỹ năng giao tiếp sư phạm, bởi sự đòi hỏi của nghề thầy giáo đối với khả năng này là rất cao. Vì vậy trong giao tiếp, họ luôn có xu hướng mang dấu ấn đặc trưng của nghề nghiệp, phong cách giao tiếp này luôn nhận được sự tôn trọng của xã hội.

Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vài nét về khách thể nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài, chúng tôi khảo sát trên khách thể chính là 300 SV thuộc 3 chuyên ngành: tiểu học, ngữ văn, giáo dục thể chất của khoa Sư phạm - Trường Đại học Tây Nguyên. Trong đó: SV năm I: 78 SV chiếm 26%, năm II: 73SV chiếm 24.33%, năm III: 75 SV chiếm 25%, năm IV: 74 SV chiếm 24.67%. Trong tổng số 300 SV khảo sát có: 146 nam (48.67%) và 154 nữ (51.33%). SV nam, nữ phân bố không đều ở các lớp, chuyên ngành khác nhau. SV nam tập trung chủ yếu ở ngành GDTC, SV nữ tập trung ở chuyên ngành tiểu học, ngữ văn.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm giao tiếp của sinh viên khoa sư phạm - trường đại học tây nguyên (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w