Các nhóm kỹ năng giao tiếp.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm giao tiếp của sinh viên khoa sư phạm - trường đại học tây nguyên (Trang 28)

+ Nhóm kỹ năng định hướng giao tiếp. Nhóm kỹ năng này được biểu hiện ở khả năng dựa vào sự biểu cảm, ngữ điệu, thanh điệu của ngôn ngữ, cử chỉ, động tác, thời điểm và không gian giao tiếp mà phán đoán chính xác về nhân cách cũng như mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng giao tiếp. Nhóm kỹ năng này còn được chia nhỏ hơn thành các kỹ năng khác.

Kỹ năng đọc trên nét mặt, cử chỉ, hành vi lời nói. Thông qua việc tri giác tinh tế và nhạy bén các trạng thái tâm lí qua nét mặt, cử chỉ, ngữ điệu, âm điệu của lời nói mà chủ thể giao tiếp phát hiện chính xác và đầy đủ thái độ của đối tượng. Trong giọng nói và nhịp điệu của lời nói thể hiện được tính chủ động hay thụ động, tính chân thành hay giả dối, tính tin tưởng hay hoài nghi.

Kỹ năng chuyển từ sự tri giác bên ngoài vào nhận biết bản chất bên trong của nhân cách.

Kỹ năng định hướng gồm định hướng trước khi tiếp xúc và định hướng trong quá trình tiếp xúc với đối tượng.

+ Nhóm kỹ năng định vị: là khả năng xây dựng mô hình tâm lí, phác thảo chân dung nhân cách đối tượng giao tiếp đạt mức độ chính xác và tương đối ổn định dựa trên hoạt động nhận thức tích cực.

+ Nhóm kỹ năng điều chỉnh, điều khiển. Việc điều chỉnh, điều khiển quá trình giao tiếp diễn ra phức tạp, sinh động, bởi lẽ có nhiều thành phần tâm lý tham gia, trước hết là hoạt động nhận thức, tiếp theo là thái độ rồi đến hành vi ứng xử. Để điều chỉnh, điều khiển mình và đối tượng giao tiếp, trước hết phải có khả năng tìm ra đề tài giao tiếp, duy trì nó, xác định được nguyện vọng, hứng thú của đối tượng, chủ thể giao tiếp có khả năng làm chủ trạng thái cảm xúc của bản thân, biết sử dụng toàn bộ các phương tiện giao tiếp.

Mỗi tác giả chia kỹ năng giao tiếp theo một cách khác nhau, nhưng trong đề tài này, để đo những khả năng tiềm tàng của sinh viên một cách cụ thể nhất, chúng tôi đã chọn cách phân loại của V.P.Dakharov.

V.P.Dakharov dựa vào trật tự các bước tiến hành một pha giao tiếp cho rằng để có năng lực giao tiếp, cần có các kĩ năng sau:

- Khả năng tiếp xúc, thiếp lập mối quan hệ: khả năng tiếp xúc, cách thức trao đổi mạnh dạn, quan hệ dễ dàng và tự nhiên với đối tượng tiếp xúc

- Biết cân bằng nhu cầu cá nhân và đối tượng trong khi tiếp xúc: trong quá trình giao tiếp biết kết hợp hài hoà nhu cầu, sơvới người khác

- Kỹ năng nghe đối tượng giao tiếp: ít chú ý nghe khi tiếp xúc giao tiếp, cần nhiều thời gian để thích nghi tổ chức mới.

- Năng lực tự chủ cảm xúc, hành vi: : khó kiềm chế, giữ bình tĩnh khi người khác trêu chọc, khích bác, nói xấu.

- Năng lực tự kiếm chế, kiểm tra người khác: thường chỉ dẫn, khuyên bảo người khác cách làm cho đúng. Làm hạn chế sự hung hăng của đối tượng khác trong khi tranh luận. Biết an ui người khác lúc buồn

- Kỹ năng diễn đạt dễ hiểu, dễ chịu: Nói có duyên, hấp dẫn, diễn đạt ngắn gọn.

- Kỹ năng linh hoạt, mềm dẻo trong giao tiếp: gặp khó khăn khi phải tiếp thu ý kiến, quan điểm của người khác. Không quá nên giữ khư khu ý kiến của mình.

- Năng lực thuyết phục đối tượng giao tiếp: trong khi nói chuyện sử dụng tình cảm để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của người khác. Khả năng thuyết phục người khác.

- Khả năng chủ động, điều khiển quá trình giao tiếp: thường chủ động đề sướng các hoạt động tập thể, nhóm bạn bè. Giữ vai trò tích cực, sôi nổi trong nhóm nói chuyện.

- Sự nhảy cảm trong giao tiếp:cảm thấy áy náy khi xem câu chuyện của người khác, nhảy cảm với nỗi đau của ban bè, dễ động lòng với tâm trạng của bạn.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm giao tiếp của sinh viên khoa sư phạm - trường đại học tây nguyên (Trang 28)