Con đường hình thành kỹ năng giao tiếp

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm giao tiếp của sinh viên khoa sư phạm - trường đại học tây nguyên (Trang 30)

Theo tâm lý học hoạt động, tâm lý người có bản chất là hoạt động. Nói cách khác, tâm lý, ý thức (trong đó có kỹ năng) được nảy sinh, hình thành và phát triển trong quá trình chủ thể tiến hành hoạt động. Vì vậy quan niệm về

kỹ năng phải coi chúng như là “các đặc điểm của hành động” và có quan hệ với hành động, hoạt động của con người. “Một hành động có kỹ năng” luôn luôn là một hành động có hiểu biết về công việc.

Theo P.I.a. Galpêrin, quá trình chuyển hoá từ bên ngoài vào bên trong để hình thành kỹ năng thể hiện qua các thông số.

Một là, hình thức hay mức độ thực hiện (hành động với đồ vật hay vật thể hoá, hành động với lời nói to và hành động với lời thầm).

Hai là, tính khái quát Ba là, độ thành thạo. Bốn là, tính rút gọn.

Như vậy, hành động được chủ thể tiến hành thông qua việc chuyển trí thức, kinh nghiệm từ ngôn ngữ bên ngoài vào bên trong một cách khát quát, ngắn gọn.

Khi xem xét giao tiếp dưới dạng hoạt động giao tiếp thì việc hình thành kỹ năng giao tiếp sẽ chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: đặc điểm khí chất với chức năng của hệ thần kinh não bộ; sự hoạt động tích cực của cá nhân và môi trường, trong đó môi trường nhà trường có vai trò kích thích sự hứng thú sinh viên tích cực tham gia các hình thức hoạt động khác nhau nhằm phát huy và hình thành kỹ năng giao tiếp. Những yếu tố này tác động qua lại đến việc hình thành kỹ năng giao tiếp tốt hơn.

Để có kỹ năng giao tiếp thì chủ thể phải có những hành động giao tiếp. Trong quá trình hành động, chủ thể tham gia các quá trình giao tiếp, các mối quan hệ, thực hiện những hành động nhằm giải quyết các vấn đề của mình.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm giao tiếp của sinh viên khoa sư phạm - trường đại học tây nguyên (Trang 30)