Nội dung giao tiếp của SV khoa SP-Trường ĐHTN

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm giao tiếp của sinh viên khoa sư phạm - trường đại học tây nguyên (Trang 55)

Khi nghiên cứu nội dung giao tiếp của SV, chúng tôi tìm hiểu trong quá trình giao tiếp họ thường trao đổi với nhau về chủ đề gì. Kết quả nghiên cứu cho thấy nội dung giao tiếp của SV rất đa dạng và phong phú: từ kiến thức chuyên môn, phương pháp học tập đến rèn luyện tay nghề sư phạm; từ kinh tế - chính trị đến các hoạt động vui chơi giải trí.

Bảng 5. Nội dung giao tiếp của sinh viên (xét tổng số)

Stt Nội dung Thường

xuyên Đôi khi Chưa bao giờ X Thứ bậc 1 Kiến thức chuyên môn và phương pháp Sl 227 60 133 % 75.67 20 4.33 2 Quan hệ ứng xử hằng ngày Sl 184 102 14 % 61.34 34 4.66 3 Rèn luyện tay nghề sư phạm Sl 149 144 7 % 49.67 48 2.33 4 Tình hình chính trị-

kinh tế, văn hóa-xã Sl 73 154 73

% 24.33 51.33 24.34

5 Tình bạn, tình yêu Sl 117 153 30

% 39 51 10

6 Các hoạt động giải trí

(thời trang, phim Sl 111 116 73

% 37 38.67 24.33

Như vậy, nội dung giao tiếp và thứ bậc của chúng có liên quan chặt chẽ đến đặc điểm lứa tuổi của SV với nội dung, tính chất của hoạt động chủ đạo là học tập và rèn luyện, với đặc trưng nghề được đào tạo để trở thành những người thầy giáo, cô giáo trong tương lai. Trong đó về nội dung, phương pháp

học tập được SV xếp thứ bậc I X =1.7, thuộc mức độ thường xuyên, chiếm tỷ lệ cao nhất . Có thể thấy đây là nội dung giao tiếp rất được quan tâm, vì hoạt động chủ đạo của SV là học tập và rèn luyện để phục vụ cho nghề nghiệp của

bản thân. Qua quan sát thực tế các lần lên lớp, trao đổi với đội ngũ giáo viên đều cho thấy nội dung này được SV để cập nhiều, sau hình thức nghe giảng trên lớp khi giao tiếp với nhau, SV hay trao đổi tranh luận để nắm rõ nội dung thực chất vấn đề.

Cùng với nội dung học tập thì phương pháp học tập cũng thường xuyên được SV trao đổi giao tiếp. Do tính chất của bậc học đại học khác với bậc đào tạo dưới (trường phổ thông), nên để học tốt, nắm chắc nội dung thì việc hình thành phương pháp, cách thức học cũng rất quan trọng sao cho phù hợp với từng môn và khả năng nhận thức của từng SV. Trao đổi với một số SV học tập tốt và hay trao đổi về nội dung này cho thấy, SV đã nhận thức tốt vấn đề phương pháp học tập và cho rằng có được tri thức về phương pháp học tập là “siêu tri thức”. Số SV ít bàn đến nội dung này phần đa là những SV còn nhận thức kém về phương thức học tập, kết quả học tập chưa cao nên ngại đề cập vấn đề này trong giao tiếp.

Nội dung quan hệ ứng xử hằng ngày tỷ lệ đề cập trong giao tiếp xếp hạng thứ hai với X =1.57 ở mức độ thường xuyên, đặc điểm này phản ánh tính chất đặc thù của SV SP là nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề, vì vậy qua cử chỉ, điệu bộ, lời ăn tiếng nói cho phù hợp với các chuẩn mức xã hội để nhân cách của người giáo viên cũng là cách thức giáo dục đến học sinh.

Nội dung rèn luyện tay nghề sư phạm của SV xếp vị trí thứ ba X =1.47, ở mức độ thường xuyên. Chỉ có 149 SV chiếm 49,67% thường xuyên rèn luyện. Trong đó chủ yếu thuộc sinh viên năm thứ 3 và thức tư. Đây là nội dung rất quan trọng và mang tính đặc thù của nghề nghiệp sư phạm lại có số SV hướng tới trong quá trình rèn luyện chưa nhiều mặc dù

hơn 80% số SV được hỏi cho rằng : Muốn dạy tốt sau khi ra trường sinh viên sư phạm vừa phải học tốt chuyên môn, vừa phải tích cực rèn luyện tay nghề sư phạm. Kết quả này một lần nữa chứng minh cho việc tuyên truyền và tổ

chức các hoạt động để nâng cao tay nghề cho SVSP cần được tăng cường hơn nữa.

Nội dung tình bạn, tình yêu mức độ trung bình là X =1.29, ở mức độ đôi khi. Tỷ lệ này thể hiện sự phù hợp với quy luật tâm lý lứa tuổi, là giai đoạn thanh niên, tuổi trung bình khoảng 19. Với những SV năm đầu sau khi nhập học, còn chưa biết về nhau, lại từ các vùng khác nhau nên muốn tìm hiểu, kết bạn với nhau nhiều hơn.

Tình hình kinh tế-chính trị, văn hoá -xã hội và hoạt động giải trí đều được SV đề cập đôi khi. Việc đề cập đến các vấn đề này nhằm cung cấp thêm những thông tin các vấn đề trong nước và thế giới, từ đó củng cố vững chắc, mở rộng những tri thức cần thiết làm nền tảng vận dụng vào hoạt động giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo.Tham gia các hoạt động vui chơi giải trí với những nhu cầu cần thiết của bản thân.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm giao tiếp của sinh viên khoa sư phạm - trường đại học tây nguyên (Trang 55)