Mức độ nhu cầu giao tiếp của sinh viên khoa Sp Trường ĐHTN

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm giao tiếp của sinh viên khoa sư phạm - trường đại học tây nguyên (Trang 49)

Bảng 1. Mức độ nhu cầu giao tiếp của sinh viên(xử lý theo tổng số)

STT Mức độ Số lựa chọn Tính % 1 Cao 21 7.00 2 Trung bình cao 53 17.67 3 Trung bình 81 27.00 4 Trung bình thấp 117 39 5 Thấp 28 9.33 Tổng cộng 300 100

Biểu đồ 3.1. Mức độ nhu cầu giao tiếp của sinh viên

Kết quả nhu cầu giao tiếp tại bảng 1 cho thấy, trong tổng số 300 SV được điều tra biểu hiện cụ thể như sau:

SV khoa sư phạm có nhu cầu giao tiếp ở mức độ trung bình thấp chiếm tỷ lệ 39% và trung bình là 27%. Mức độ nhu cầu giao tiếp trung bình cao chiếm 17.67%. Mức độ nhu cầu giao tiếp ở mức độ thấp (9.33%) và cao (7%) chiếm tỷ lệ ít. Nhu cầu giao tiếp của SV được chia làm 5 mức độ , tỷ lệ % của từng mức độ cũng khác nhau.

Như vậy, SV có nhu cầu giao tiếp ở mức độ dưới trung bình chiếm 75.33%. Cho thấy số lượng SV khoa SP có mức độ nhu cầu giao tiếp không cao. Qua quan sát trong lớp học và hoạt động Đoàn tổ chức, nhận thấy các bạn SV chưa tích cực tham gia các nhóm sinh hoạt, câu lạc bộ, hoạt động của tập thể, của liên chi Đoàn. Số lượng SV tham gia không nhiều, kết quả hoạt động diễn ra không cao. Điều này sẽ làm ảnh hưởng lớn ltới kết quả học tập và rèn luyện của SV

Bảng 2. Mức độ nhu cầu giao tiếp của sinh viên (xét theo giới tính)

STT Nội dung Nam Nữ

Sl % Sl % 1 Cao 13 8.90 8 5.19 >0.05 2 Trung bình cao 31 21.24 22 14.29 0.022 3 Trung bình 33 22.60 48 31.17 0.00 4 Trung bình thấp 59 40.41 58 37.66 0.000 5 Thấp 10 6.85 18 11.69 0.000 Tổng cộng 146 100 154 100

Biểu đồ 3.2. Mức độ nhu cầu giao tiếp của sinh viên (xử lý theo giới tính) Qua bảng số liệu cho thấy cả nam và nữ có nhu cầu giao tiếp ở mức độ trung bình thấp chiếm (40.41%; 37.66%). Mức độ nhu cầu giao tiếp giữa nam và nữ SV khoa sư phạm có sự chênh lệch nhau ở các mức độ (P<0.05):

- Mức độ trung bình cao ở nam chiếm 21.24% và ở nữ 14.29% - Mức độ trung bình ở nam chiếm 22.60% và ở nữ 31.17% - Mức độ trung bình thấp ở nam chiếm 8.90% và ở nữ 5.19%

Như vậy ở nhu cầu giao tiếp ở mức thấp, tỉ lệ nữ nhiều hơn nam. Ngược lại nhu cầu ở mức trung bình cao và cao nam lại nhiều hơn nữ.

Sự khác biệt này là do đặc điểm khí chất của giới tính. Nhiều bạn SV nam thường mạnh mẽ, cởi mở, thích sôi động, thích tham gia vào các hoạt động giao lưu. Quan sát thực tế chúng tôi thấy số này ở nữ biểu hiện rất ít. Đa phần những em nữ thường e dè, ngại ngùng....

Nhìn chung nhu cầu giao tiếp của nam và nữ đều từ mức dưới trung bình trở xuống, với nam chiếm 69.86%, nữ chiếm tỷ lệ 80.52%.

Bảng 3. Mức độ nhu cầu giao tiếp của sinh viên (xét theo năm đào tào) STT Mức độ nhu cầu giao tiếp SV năm thứ nhất SV năm thứ hai SV năm thứ ba SV năm thứ tư Sl % Sl % Sl % Sl % 1 Cao 6 7.69 6 8.22 6 8.00 3 4.05 2 Trung bình cao 16 20.52 15 20.55 13 17.33 9 12.16 3 Trung bình 25 32.05 20 27.4 18 24 18 24.32 4 Trung bình thấp 25 32.05 26 35.61 32 42.67 34 45.95 5 Thấp 6 7.69 6 8.22 6 8 10 13.52 Tổng cộng 78 100 73 100 75 100 74 100

Qua bảng số liệu cho ta thấy:

Khi so sánh các năm học thì ở mức độ trung bình thấp, thấp có chênh lệch nhau ở năm I và năm IV, trong đó năm IV cao hơn năm I.

- Ở mức độ trung bình thấp: năm I chiếm 32.05% và năm IV là 45.95 (P=0.039)

- Ở mức độ thấp năm I chiếm 7.69% và năm IV là 13.52% (P=0.034) Với số liệu của bảng và biểu đồ em có thể phân tích số liệu như sau Số liệu thu được ở bảng 3.3 thể hiện trên biểu đồ cho thấy: Nhu cầu giao tiếp của sinh viên không hề được thay đổi theo hướng phát triển qua quá trình học tập rèn luyện ở nhà trường, thậm chí mức độ nhu cầu thấp và trung bình thấp tăng dần theo quá trình đào tạo (Năm thứ nhất là 7,69%. Năm thứ tư là 13, 52%). Trong khi đó mức độ trung bình cao và cao không tăng lên mà có biểu hiện giảm dần theo năm đào tào (tuy nhiên không có sự chênh lệch nhau quá lớn P>0.05). Điều đó chứng tỏ việc tổ chức các hoạt động rèn luyện của nhà trường không hề phát triển được nhu cầu giao tiếp cho sinh viên.

Lý giải về mức độ nhu cầu giao tiếp của sinh viên giảm nhiều ở những lớp cuối khóa, chúng tôi dùng phương pháp quan sát và phỏng vấn trực tiếp sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn sinh viên cuối khóa tập trung cho việc ôn tập các môn thi tốt nghiệp hoặc làm khóa luận nên không có nhu cầu tham gia vào các hoạt động khác. Qua phỏng vấn, nhiều SV năm thứ tư cho rằng sự chuẩn bị kỹ năng giao tiếp sư phạm hầu như chỉ được sinh viên lo lắng quan tâm rèn luyện trước khi đi thực tập (hình thức rèn luyện được chú ý chủ yếu là cách soạn giáo án và tập giảng) và các hoạt động tổ chức diễn ra quá quen thuộc không có sự mới mẻ nào, nên không có hứng thú tham gia.

Bảng 4. Mức độ nhu cầu giao tiếp của sinh viên (xét theo ngành học) Stt Mức độ Tiểu học Ngữ văn GDTC Sl % Sl % Sl % 1 Cao 6 6.59 7 7.61 8 6.84 2 Trung bình cao 13 14.29 14 15.22 26 22.22 3 Trung bình 29 31.87 26 28.26 26 22.22 4 Trung bình thấp 31 34.07 37 40.21 49 41.88 5 Thấp 12 13.18 8 8.7 8 6.84 Tổng cộng 91 100 92 100 117 100

Biểu đồ 3.4. Mức độ nhu cầu giao tiếp của sinh viên (xét theo ngành học) Khi xét theo ngành học thì nhận thấy các ngành SV đều có nhu cầu giao tiếp ở mức độ trung bình thấp: tiểu học là 34.07%; ngữ văn là 40.21%; GDTC chiếm 41.88%.

- Ở mức độ thấp: ngành tiểu học chiếm 13.18% và GDTC là 6.84% có sự chêch lệch nhau về nhu cầu giao tiếp (P=0.022).

- Ở các mức độ khác, giữa các ngành học không có chênh lệch nhau (P>0.05.)

Tóm lại, nhu cầu giao tiếp của SVSP trường ĐHTN là chưa cao, phần lớn ở mức độ trung bình và trung bình thấp. Mức độ này không được phát triển qua quá trình đào tạo của nhà trường. Xét theo giới tính và chuyên ngành đào tạo, nhu cầu giao tiếp có sự khác nhau giữa nam và nữ và không có sự khác biệt nhiều giữa các chuyên ngành đào tạo.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm giao tiếp của sinh viên khoa sư phạm - trường đại học tây nguyên (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w