Bản thân sinh viên chưa tích cực hoạt động rèn luyện mặc dù họ nhận thức được sự cần thiết phải rèn luyện nghiệp vụ sư phạm.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm giao tiếp của sinh viên khoa sư phạm - trường đại học tây nguyên (Trang 66)

họ nhận thức được sự cần thiết phải rèn luyện nghiệp vụ sư phạm.

Bảng 10: Nhận thức về yêu cầu nghề nghiệp của sinh viên SP trường ĐHTN

Stt Nội Dung SL Tỷ lệ %

1 Chủ yếu học tốt chuyên môn 5 1.67

2 Tích cực rèn luyện nâng cao nghiệp vụ

sư phạm 48 16

3 Cả hai ý kiến trên 247 82.33

Tổng cộng 300 100

Qua việc khảo sát 300 SV khoa SP cho thấy, SV có nhận thức đúng yêu cầu nghề nghiệp cần có đó là: vừa học tập tốt chuyên môn, vừa tích cực rèn luyên nâng cao nghiệp vụ sư phạm, với 247 SV lựa chọn chiếm 82.33%. Tuy nhiên vẫn có không ít SV chưa xác định đúng những yêu cầu cần có đối với nghề giáo viên. Đây là kết quả đáng mừng vì đa phần sinh viên đã nhận thức đúng được yêu cầu của nghề nghiệp mà các em đã lựa chọn. Nhận thức là cơ sở định hướng cho hành động, nhận thức đúng sẽ có hướng hành động đúng.

- Sự nhận thức và hành động không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau. Để thành công trong hoạt động theo hướng mà nhận thức đã vạch ra, bản thân của chủ thể phải tích cực hoạt động.

Quá trình khảo sát của chúng tôi cho thấy mức độ tích cực hoạt động của SV thể hiện ở sự quan tâm đến các hoạt động của trường, của khoa và sự tham gia vào các hoạt động của SV thể hiện ở kết quả như sau

Qua câu hỏi 3 và câu 4, chúng tôi thu được kết quả về đánh giá tích cực hoạt động của SV.

Bảng 11. Sự quan tâm của SV đến các loại hình hoạt động

STT Mức độ SL %

1 Rất quan tâm 15 5

2 Ít quan tâm 237 79

3 Không quan tâm 48 16

Tổng cộng 300 100

Qua bảng số liệu cho thấy: SV ít chú tâm đến các hoạt động diễn ra, các bạn thờ ơ, không biết đến các hoạt động tổ chức như thế nào? Hình thức ra sao? Với 237 SV chiếm 79% cho rằng “ít quan tâm” đến các hoạt động. Phương án này chiếm vị trí cao nhất. Điều này đáng lo ngại, trong khi số lựa chọn “rất quan tâm” chiếm vị trí ít.

SV phần đông rất ít quan tâm đến các loại hình hoạt động của lớp, khoa, trường. Khi đánh giá về bản thân mức độ tham gia các hoạt động, thu được kết quả ở bảng dưới.

Bảng 12. SV tự đánh giá mức độ tham gia các hoạt động

STT Nội Dung SL %

1 Chủ động tham gia 72 24

2 Tham gia cho có lệ 139 46.33

3 Bắt buộc tham gia 68 22.67

4 Không tham gia 21 7

Tổng cộng 300 100

Khi tiến hành điều tra sự tích cực tham gia các hoạt động thì có đến 139 SV chiếm 46.33% tham gia cho có lệ. Bắt buộc và không tham gia chiếm đến 29.67%, trong khi đó số lượng SV chủ động tham gia là ít 24%. Qua đây phản ánh thực trạng SV chưa tích cực rèn luyện, tham gia các loại hình hoạt động. Đó là nguyên nhân làm cho nhu cầu và kỹ năng giao tiếp của SV ở mức độ chưa cao. Vì vậy nhà trường cần chú tâm vào vấn đề này, cần tổ chức các

hoạt động tạo sự hứng thú để SV tích cực tham gia, từ đó nâng cao nhu cầu và kỹ năng giao tiếp, ảnh hưởng đến nghề nghiệp tương lai.

Bảng 13 : SV tự đánh giá mức độ tham gia các hoạt động (xét theo giới tính) STT Giới Tính

Nội dung

Nam Nữ

SL % SL %

1 Chủ động tham gia 42 28.77 30 19.48 0.000 2 Tham gia cho có lệ 73 50.00 66 42.86 0.000 3 Bắt buộc tham gia 23 15.75 45 29.22 0.000

4 Không tham gia 8 5.48 13 8.44 P>0.05

Tổng cộng 146 100 154 100

Khi xét theo giới tính, ở nam và nữ có sự chênh lệch nhau rất lớn (p=0.000). Nhận thấy qua số liệu phần trăm, thì chủ động tham gia nam cao hơn nữ (9.31%), tham gia cho có lệ ở nam cũng cao hơn ơ nữ (7.24%). Điều này phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của SV, nam giới thường chủ động, mạnh dạn, nhanh nhẹn, cởi mở nên dễ thích nghi với môi trường hay hoạt động mới, do vậy nam giới tham gia hoạt động đông và chủ động hơn. Còn nữ giới thường có đặc điểm khí chất rụt rè, e ngại, lung túng, bẻn lẻn, khó thích nghi với môi trường mới nên sự chủ động tham gia các hoạt động còn chưa cao.

Bảng 14. : SV tự đánh giá mức độ tham gia các hoạt động (xét theo khóa học)

STT Nội Dung Năm I Năm II Năm III Năm IV

1 Chủ động tham gia Sl 23 29 11 9

% 29.49 39.73 14.76 12.26

2 Tham gia cho có lệ Sl 43 27 34 35

% 55.13 36.99 45.33 47.39

3 Bắt buộc tham gia Sl 10 13 24 21

% 12.82 17.80 32 28.47

4 Không tham gia Sl 2 4 6 9

% 2.56 5.48 8 12.26

Tổng cộng Sl 78 73 75 74

% 100 100 100 100

Xét theo quá trình đào tạo qua các năm học cho thấy:

- Chủ động tham gia: năm I có sự khác biệt với năm II và năm IV (P=0.01). Năm I và năm II thì chủ động tham gia hoạt động năm II cao hơn năm I (10.24%). Bởi lúc này, sang năm II SV đã quen với môi trường học tập mới, SV muốn được thể hiện và phát huy thế mạnh của bản thân. Nên mức độ tham gia chủ động cao hơn.

Năm I và năm III , năm IV có sự khác nhau (P<0.05) nhưng ngược lại SV năm III, năm IV hạn chế chủ động tham gia các hoạt động hơn năm I (14.73%; 17.23%). Năm II và năm III, năm IV cũng có sự khác biệt nhau. (P<0.05) SV năm III, năm IV hạn chế chủ động tham gia các hoạt động hơn năm II (24.97%; 27.47%).

Khi trả lời SV năm III và năm IV cho rằng: những năm đầu còn thích thú với những hoạt động, muốn thể hiện mình, sau đó họ lại sợ ảnh hưởng đến

học tập, tốn nhiều thời gian, các hoạt động cũng đã nhàm chán nên họ không hứng thú tham gia nhiều nữa. Do sang năm III và năm IV khối lượng tiết học cũng tăng, yêu cầu học tập nhiều hơn đồng thời phải thường xuyên đi học nhóm, tập giảng, đi kiến tập và thực tập...cũng làm hạn chế khoảng thời gian cho việc tham gia các hoạt động của SV. Tuy nhiên, nếu SV biết sắp xếp thời gian hợp lý, các hoạt động diễn ra vào thời điểm phù hợp với SV, có sự mới mẻ về cả nội dung và hình thứcc sẽ thu hút được đông đảo SV nhiệt tình tham gia.

- Tham gia cho có lệ ở các năm nhận thấy có sự khác biệt, tuy nhiên sự khác biệt không quá lớn, không có ý nghĩa thống kê. (P>0.05)

- Bắt buộc tham gia: có sự khác biệt ở các năm: năm I– năm III (19.18%), P=0.045; năm I– năm IV (15.65%) P=0.05. Năm II- năm III (19%) P=0.02; năm II- năm IV (10.67) P=0.0046. SV năm I khi mới vào trường tuy còn bỡ ngỡ song họ có nhu cầu giao tiếp cao, họ muốn giao lưu kết bạn, tham gia các hoạt động, các lĩnh vực khác nhau. Họ muốn tìm hiểu những điều mới trong môi trường đại học. Khi các hoạt động được tổ chức đa phần đều yêu cầu SV năm I tham gia đầy đủ, trong khi đó SV năm III và năm IV bận nhiều cho việc học nên sự tham gia đảm bảo đủ số lượng. Chính vì điều này đã làm nhiều SV năm I không hài lòng, họ tham gia mà vẫn chống đối, không nhiệt tình trong việc hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhiều SV không mặn mà với các hoạt động được tổ chức tiếp theo. Bên cạnh đó, cũng tạo ra sự ỳ lại ở SV năm III và năm IV đây là điều nên tránh.

- Không tham gia tập trung chủ yếu ở SV năm IV, ở các năm khác tỷ lên ít hơn. Năm I- năm IV (9.7%) P= 0.000. Với SV năm IV khi họ không lạ lẫm với môi trường đại học, các hoạt động họ đều đã tham gia, cùng với đó là sự chuẩn bị cho đi thực tập, và suy nghĩ sắp ra trường nên không còn muốn tham gia các hoạt động nữa. Khi tiến hành điều tra là SV năm IV vừa đi thực

tập về. Họ trao đổi hiểu về quá trình đi thực tập, hầu như không quan tâm đến hoạt động của khoa hay liên chi tổ chức gì. Chính vì vậy, đòi hỏi nhà trường cần tổ chức hoạt động để SV năm IV phát huy kinh nghiệm đã có vào những hoạt động thiết thực tại khoa. Từ đó thu hút đông đảo SV tham gia.

Bảng 15. SV tự đánh giá mức độ tham gia các hoạt động (xét theo ngành học)

STT Nội Dung Tiểu Học Ngữ Văn GDTC

Sl % Sl % Sl %

1 Chủ động tham gia 22 24.18 25 27.18 25 21.38 2 Tham gia cho có lệ 36 39.56 38 41.30 65 55.65 3 Bắt buộc tham gia 24 26.37 22 23.92 22 18.80

4 Không tham gia 9 9.89 7 7.60 5 4.27

Tổng cộng 91 100 92 100 117 100

Qua bảng số liệu theo ngành học cho thấy: sự khác nhau thể hiện cụ thể như sau:

- Ngành học GDTC có sự khác biệt rõ rệt với ngành tiểu hoc và ngành ngữ văn:

Tham gia cho có lệ: GDTC – Tiểu học (16.09%) P=0.001; GDTC – ngữ văn (14.26%) P=0.001.

Chủ động tham gia; bắt buộc tham gia và không tham gia: không có sự khác biệt (P>0.05)

- Ngành tiểu học và ngữ văn: ngoài sự khác biệt với ngành GDTC thì không có sự khác biệt nào khác. (P>0.05)

Như vậy, giữa các ngành học có mức độ tham gia các hoạt động gần như tương tự nhau.

Như vậy: SV rất ít quan tâm đến các hoạt động cũng như sự tham gia tích cực các loại hình hoạt động mà khoa trường tổ chức. Điều này khẳng định kết quả nhu cầu và kỹ năng giao tiếp của SV chưa cao. Dù có nhận thức đúng về yêu cầu của nghề nghiệp nhưng SV chưa có hành động phù hợp, với mức độ tích cực tham gia các hoạt động là quá thấp. Điều này đặt ra nhiệm vụ với nhà trường làm sao khắc phục tình trạng trên.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm giao tiếp của sinh viên khoa sư phạm - trường đại học tây nguyên (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w