Đặc điểm khí chất của sinh viên cũng là nguyên nhân dẫn đến mức độ nhu cầu và kỹ năng giao tiếp của các SV chưa cao.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm giao tiếp của sinh viên khoa sư phạm - trường đại học tây nguyên (Trang 73)

mức độ nhu cầu và kỹ năng giao tiếp của các SV chưa cao.

Để tìm hiểu kỹ hơn về nguyên nhân dẫn đến đặc điểm giao tiếp của sinh viên, chúng tôi đưa ra câu hỏi số 5, ý b :

Bảng 17. SV đánh giá về các nguyên nhân ảnh hưởng đến đặc điểm giao tiếp của SV

STT Các yếu ảnh hưởng Số lựa chọn %

1 Đặc điểm khí chất của bản thân (chưa mạnh dạn, thiếu tự tin, khả năng ứng phó hạn chế…)

94 31.33

2 Bản thân chưa tích cực hoạt động rèn luyện 133 44.33 3 Trường, khoa chưa chú ý tổ chức các hoạt

động phù hợp để tạo môi trường rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên.

73 24.34 Tổng cộng 300 100 44.33% 24.34% 31.33% 1 2 3

Biểu đồ 4: SV đánh giá về các nguyên nhân ảnh hưởng đến đặc điểm giao tiếp của bản thân

Kết quả nghiên cứu cho thấy đặc điểm khí chất ảnh hưởng đến nhu cầu và kỹ năng giao tiếp của SV. Đây là nguyên nhân ảnh hưởng đến nhu cầu giao tiếp khiến nhiều bạn có nhu cầu giao tiếp thấp, từ đó có tác động tới việc nâng cao kỹ năng giao tiếp của SV, số đông lựa chọn nằm ở SV năm I. Theo chúng tôi, do SV chưa biết cách phát huy hết khả năng của mình, đồng thời do chưa có sân chơi phù hợp để SV có thể tự thể hiện khả năng của bản thân, nhằm tìm ra chổ mạnh, chổ yếu. Vì vậy việc biết mình có khả năng gì thông qua các hoạt động sẽ giúp bản thân thấy được những khả năng chưa được phát huy.

Khi trao đổi với bạn Mai Đình Luông - lớp 08GDCT nói: “khi khoa tổ chức hoạt động, em cũng muốn tham gia nhưng ngại không giám giở tay”. Ngược lại thì SV Nguyễn Lệ Trà My - lớp 07 ngữ văn, bạn tâm sự : “ngày đầu vào trường học em còn bỡ ngỡ, rất muốn được tham gia hoạt động Đoàn như các anh chị, song lại ngại và sợ mình không có năng khiếu gì. Nhưng sau khi được thầy bí thư liên chi nói em tham gia và dẫn chương trình cho 1 hoạt động từ thiện quyên góp đồ áo, dụng cụ cũ cho các trẻ mồ côi. Từ đó em nhận ra mình có năng khuyết dẫn chương trình, em thấy mình mạnh dạn, tự tin lên rất nhiều trong giao tiếp”. Có lẽ chính trong môi trường thuận lợi sẽ là tác động thúc đẩy những SV còn chưa kịp bộc lộ tài năng. Nhưng không phải lúc nào cũng có nhiều hoạt động đáp ứng đủ nhu cầu cho các bạn SV.

Chúng ta đã biết nhà trường, khoa đã chưa tổ chức nhiều hoạt động nhằm phát huy tiềm năng của SV, nhưng số lượng SV tham gia rất ít. Vì vậy các hoạt động của khoa SP cần xem xét, sao cho các hoạt động tổ chức mang lại hiệu quả cho SV. Bên cạnh đó, bản thân SV chưa ý thức rõ việc tự mình tích cực chủ động tham gia hoạt động, môi trường bên ngoài nhằm rèn luyện kỹ năng giao tiếp, từ đó giúp ích trong việc học tập. Còn có nhiều bạn quá chú trọng đến việc học tập, đến nỗi hỏi bạn SV là tháng 3 -thanh niên này khoa

bạn có tổ chức hoạt động gì không?, bạn ngạc nhiên, tỏ ra ngỡ ngàng và trả

lời mình không biết rõ lắm mong bạn thông cảm.

Như vậy có nhiều nguyên khác nhau ảnh hưởng đến nhu cầu và kỹ năng giao tiếp của SV, để có nhu cầu và kỹ năng giao tiếp tốt thì phải xuất phát từ bản thân người SV. Thông qua môi trường hoạt động bên ngoài tác động đến từng bạn SV, từ đó SV cần nắm bắt, chú tâm và tích cực phát huy, rèn luyện, bộc lộ bản thân. Đó là cách thức giúp mỗi bạn SV có được nhu cầu và kỹ năng giao tiếp tốt, đáp ứng với yêu cầu của nghề nghiệp.

Tiểu kết: SV khoa SP, Trường Đại học Tây Nguyên có nhu cầu và kỹ năng

giao tiếp ở mức độ trung bình thấp. Nguyên nhân ảnh hưởng đến đặc điểm giao tiếp của SV khoa SP, Trường Đại học Tây Nguyên chúng tôi đưa ra ba nguyên nhân chính: SV chưa tính tích cực hoạt động; khoa trường tổ chức các hoạt động nâng cao đặc điểm giao tiếp cho SV và do đặc điểm khí chất quy

định. Những nguyên nhân này tác động làm cho nhu cầu và kỹ năng giao tiếp ở SV chưa cao. Qua đây có những khuyến nghị, đề xuất nhằm nâng cao đặc điểm giao tiếp của SVSP.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm giao tiếp của sinh viên khoa sư phạm - trường đại học tây nguyên (Trang 73)