Khái niệm về kỹ năng và kỹ năng giao tiếp

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm giao tiếp của sinh viên khoa sư phạm - trường đại học tây nguyên (Trang 27)

Trong tâm lý học tồn tại hai khái niệm khác nhau về kỹ năng

- Quan niệm thứ nhất: coi kỹ năng là mặt kỹ thuật của thao tác hành động hay hoạt động

Đại diện cho quan niệm này là các tác giả như: Ph.n.Gônôbôlin, V.A.Krutretxki, V.X.Cudin, A.G.Kôvaliôv...Các tác giả này cho rằng muốn thực hiện được một hành động, cá nhân phải có tri thức về hành động đó, tức là hiểu được mục đích, phương thức và các điều kiện để thực hiện nó. Vì vậy, nếu ta nắm các tri thức về hành động, thực hiện được nó trong hành động theo các yêu cầu khác nhau tức là ta đã có các kỹ năng hành động, Chẳng hạn:

- Quan niện thứ hai: coi kỹ năng không đơn thuần là mặt kỹ thuật của hành động mà nó còn là một biểu hiện là năng lực của con người. Kỹ năng theo quan niệm này thường có tính ổn định, vừa có mềm dẻo, tính linh hoạt vừa có tính mục đích.

Đại diện cho quan niệm là các tác giả: N.D.Lêvitôv, X.Ikiegof, K.Kplatônôv (1963, 1967), A.V.Barabasicoov (1963),..

Lê Văn Hồng, nhà giáo dục học có viết: “kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức (khái niệm, cách thức, phương pháp..) để giải quyết một nhiệm vụ mới”

Trong từ điển Tâm lý học của Liên Xô (cũ), kỹ năng được định nghĩa theo quan niệm sau: “kỹ năng là giai đoạn giữa của việc nắm vững một phương thức hành động mới - cái dựa trên một quy tắc (tri thức) nào đó và

trên quá trình giải quyết một loạt các nhiệm vụ tương ứng với tri thức đó, nhưng còn chưa đạt đến mức độ kĩ xảo”

Trên cơ sở tìm hiểu, thu thập phân tích các khái niệm khác nhau về kỹ năng và trong khuôn khổ của đề tài chúng tôi đưa ra khái niệm kỹ năng giao tiếp như sau:

Kỹ năng giao tiếp là khả năng nhận biết mau lẹ những biểu hiện bên

ngoài và đoán biết diễn biết tâm lý bên trong của con người (với tư cách là đối tượng giao tiếp); đồng thời biết sử dụng phương tiện ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, biết cách định hướng để điều chỉnh và điều khiển quá trình giao tiếp đạt tới một mục đích đã định.

Kỹ năng giao tiếp còn là sự phối hợp phức tạp giữa những chuẩn mực hành vi xã hội của cá nhân với sự vận động của cơ mắt, ánh mắt, nụ cười (vận động môi, miệng), tư thế đầu, cổ, vai, tay, chân đồng thời với ngôn ngữ nói, viết của chủ thể giao tiếp. Sự phối hợp hài hoà, hợp lý giữa vận động mang một nội dung tâm lí nhất định, phù hợp với mục đích, ngôn ngữ và nhiệm vụ giao tiếp cần đạt được của chủ thể giao tiếp.

Kỹ năng giao tiếp của cá nhân với đối tượng giao tiếp là sự thể hiện các thao tác, cử chỉ, điệu bộ, hành vi, thông qua ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ. Đối với sinh viên, kỹ năng giao tiếp bộc lộ nhằm tạo lập, xây dựng mối quan hệ giữa bạn bè và những người khác trong xã hội, đồng thời thực hành những kỹ năng đã học được vào cuộc sống nhằm phục vụ cho nghề nghiệp tương lai.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm giao tiếp của sinh viên khoa sư phạm - trường đại học tây nguyên (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w