1. Kết luận chung
Nghiên cứu một số đặc điểm giao tiếp của 300 SV khoa SP - Trường ĐHTN, chúng tôi rút ra một số kết luận sau từ kết quả nghiên cứu thu được:
- Đa số SV khoa SP có nhu cầu giao tiếp ở mức trung bình thấp 39%, trong đó mức độ cao chiếm tỷ lệ thấp. Giữa nam và nữ có sự khác biệt nhau về nhu cầu giao tiếp, ở ngành học hầu như không có sự khác biệt nhau rõ rệt, theo khoá học đào tạo thì có sự khác nhau giữa SV năm IV và năm I.
- SV thường xuyên trao đổi với nhau về nội dung và phương pháp học tập với mức độ trung bình X =1.7. Điều này là phù hợp bởi hoạt động chủ đạo của SV là học tập nhằm phục vụ cho nghề nghiệp trong tương lai.
- Về kỹ năng giao tiếp của SV khoa SP –Trường ĐHTN chưa cao, đạt mức độ trung bình chiếm 81%. Xét mức độ từng kỹ năng giao tiếp thì nhóm kỹ năng có điểm cao nhất trong 10 nhóm KNGT của SV là sự nhảy cảm trong giao tiếp, điểm trung bình X =1.65, đạt mức khá và thấp nhất là sự cân bằng nhu cầu cá nhân và đối tượng trong khi tiếp xúc. Mức độ chênh lệch về điểm số giữa các kỹ năng là không có ý nghĩa. KNGT của SV theo giới tính thì nhận thấy: Cả nam và nữ các nhóm KNGT ở mức trung bình và không có sự chênh lệch giữa nhóm KNGT. SV theo năm học thì nhận thấy qua 4 năm học các nhóm KNGT ở mức trung bình. Ở 3 chuyên ngành đều ở mức độ trung bình.
- Qua việc khảo sát 300 SV khoa SP cho thấy, SV có nhận thức đúng yêu cầu nghề nghiệp cần có đó là: vừa học tập tốt chuyên môn, vừa tích cực rèn luyên nâng cao nghiệp vụ sư phạm, với 247 SV lựa chọn chiếm 82.33%. Tuy nhiên vẫn có không ít SV chưa xác định đúng những yêu cầu cần có đối với nghề giáo viên.
- Nguyên nhân phổ biến là do SV chưa tích cực rèn luyện, một số SV còn e dè, ngại ngùng chưa chủ động tham gia các hoạt động. Chứng tỏ nhà trường chưa tổ chức các hoạt động phù hợp thu hút được đông đảo SV tham gia. Từ đó SV chưa phát huy hết khả năng của bản thân, cũng làm ảnh hưởng tới kết quả học tập.
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp đề xuất tới nhà trường để có thể tổ chức nhiều hoạt động phù hợp với SV, qua đó thúc đẩy tính tích cực chủ động của SV.
2. Kiến nghị
Từ thực trạng đặc điểm giao tiếp của SV khoa SP, Trường Đại học Tây Nguyên, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau: