Mức độ kỹ năng giao tiếp của SV khoa SP-Trường Đại học Tây Nguyên.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm giao tiếp của sinh viên khoa sư phạm - trường đại học tây nguyên (Trang 58)

Tây Nguyên.

Bảng 6. Mức độ kỹ năng giao tiếp của sinh viên khoa SP-Trường ĐHTN

Mức độ Chung Nam Nữ Sl % Sl % Sl % Giỏi 0 0 0 0 0 0 Khá 21 7.00 13 8.90 8 5.19 Trung bình 243 81.00 117 80.14 126 81.82 Yếu 36 12.00 16 10.96 20 12.99 Tổng cộng 300 100 146 100 154 100

Qua bảng số liệu cho thấy: Trong tổng số 300 SV được khảo sát, xếp theo mức độ thì không có SV nào xếp loại giỏi, SV xếp loại trung bình chiếm

phần lớn: 81%, loại khá 7% và yếu là 12%. Điều này cho thấy kỹ năng giao tiếp của SV chưa cao, tương đồng với mức độ nhu cầu giao tiếp. SV loại yếu còn chiếm tỷ lệ nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc rèn luyện kỹ năng cho bản thân, nhất là SV SP.

Qua các buổi dự giờ trên lớp, khi cô giáo yêu cầu các bạn SV trình bày nội dung nào đó, phần đông khi đứng trên bục giảng thuyết trình, các bạn SV rất lung túng, diễn đạt chưa mạch lạc, trôi chảy, nói bị vấp, làm cho vấn đề diễn dãi không đủ ý. Nhiều bạn đã soạn bài kỹ, đầy đủ mà không giám lên trình bày bài, được hỏi thì bạn ấy nói: lên bảng run lắm, không tự tin để nói, sợ nhìn thấy ánh mắt các bạn nhìn mình…

- Xét theo giới tính thì cho thấy: ở nam và nữ đều có khả năng giao tiếp ở mức trung bình (nam 80.14% ;nữ 81.82%), ở các mức độ KNGT có sự chênh lêch ở nam và nữ, tuy nhiên sự chênh lêch này không quá lớn. (P>0.05). Điều này cũng hiển nhiên, bởi là SV SP đều nhận thức về việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp là cần thiết nhằm phục vụ cho nghề nghiệp tương lai. Bởi vậy ở nam và nữ đều phải tích cực rèn luyện hơn nữa để nâng cao KNGT của mình.

Như vậy: KNGT của SV chỉ đạt mức trung bình, điều này chưa đáp ứng với yêu cầu nghề nghiệp. Vì vậy nhà trường cần triển khai nhiều hoạt động nâng cao KNGT cho SV, để SV có môi trường thuận lợi phát huy, thể hiện kỹ năng của mình

Bảng 7. Mức độ kỹ năng giao tiếp của SV khoa SP (xét theo ngành học) Mức độ Tiểu học Ngữ văn GDCT Sl % Sl % Sl % Giỏi 0 0 0 0 0 0 Khá 5 5.5 7 7.61 9 7.69 Trung bình 71 78.02 77 83.69 95 81.2 Yếu 15 16.48 8 8.7 13 11.11 Tổng cộng 91 100 92 100 117 100

Qua bảng số liệu 3.7 cho thấy: ở các ngành học khác nhau, SV có sự khác nhau trong mức độ kỹ năng giao tiếp.

- Loại khá: cả ba ngành học không có sự chênh lệch nhau về kỹ năng giao tiếp (P>0.05)

- Loại trung bình: ngữ văn cao hơn tiểu học (5.67%) (P=0.03) - Loại yếu: tiểu học cao hơn ngữ văn (7.78%) (P=0.044)

Sự khác nhau trên đây giữa hai chuyên ngành là điều dễ hiểu, bởi lẽ những SV chuyên ngành ngữ văn có ưu thế về mặt ngôn ngữ hơn rất nhiều hơn những sinh viên chuyên ngành khác

Như vậy: ở các ngành học có sự khác nhau ở một số mức độ. Khi quan sát hoạt động được tổ chức thì SV khoa GDTC và ngữ văn tập trung đông, chuẩn bị kỹ càng và giành hầu hết các giải cao. Vì vậy, trong quá trình đào tạo cần tạo điều kiện để SV các ngành học khác nhau đều phát huy khả năng giao tiếp không chỉ trên lớp học mà trong các hoạt động khác nhau.

Bảng 8. Mức độ kỹ năng giao tiếp của SV (xét theo khóa học)

Mức độ SV năm I SV năm II SV năm III SV năm IV

Sl % Sl % Sl % Sl % Giỏi 0 0 0 0 0 0 0 0 Khá 3 3.85 5 6.85 5 6.67 8 10.81 Trung bình 62 79.49 59 80.82 62 82.67 60 81.08 Yếu 13 16.67 9 12.33 8 10.66 6 8.11 Tổng cộng 78 100 73 100 75 100 74 100

Qua bảng số liệu 3.8 nhận thấy: giữa các năm học ít có sự khác nhau, mức độ kỹ năng giao tiếp của SV cũng có sự chênh lệch, cụ thể:

- Ở mức độ khá: SV năm IV có sự khác nhau với SV năm I: SV năm IV mức độ cao hơn năm I 6.96% (P=0.01), Trải qua bốn năm học, thông qua việc học tập và rèn luyện tại trường, đã có nhiều bạn SV hình thành cho mình KNGT tốt hơn SV năm I, đây cũng là điều hiển nhiên. Đặc biệt là SV năm III và năm IV khi họ nhận thức và hiểu biết về nghề nghiệp tốt hơn nên thường xuyên trau dồi nhằm xây dựng những pẩm chất của năng lực và phẩm chất cần có của người giáo viên, bởi đây là những SV tham gia vào hoạt động rèn luyện qua đợt kiến tập và thực tập. Qua các hoạt động thực tiễn, SV có cơ hội được bộc lộ, thể hiện KNGT của mình, từ đó nâng cao và phát huy KNGT tốt hơn.

- Ở mức độ trung bình và yếu qua các ngành học không có sự khác nhau (P>0.05)

Khi phỏng vấn bạn Nguyễn Văn A lớp ngữ văn 06, bạn kể: “thật sự mình rất

bõ ngỡ nhiều vấn đề trong thời gian thực tập mình trải qua, nào là làm quen với học sinh, tổ chức sinh hoạt lớp, quan trò, đôi khi là lắng nghe các em tâm sự… và những nhiều lúc mình khó xử không biết phải làm sao, giá mà mình được học ở trường đại học trước”. Chúng tôi phát phiếu điều tra sau khi các

bạn SV năm IV đi thực tập về. Kết quả thu được đánh giá phần nào vai trò của việc được rèn luyện trong thực tiễn. Điều này phản ánh việc đào tạo của

nhà trường cần tạo môi trường thuận lợi, hình thành những kỹ năng ban đầu tốt để SV tránh những “giá như” không đáng có.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm giao tiếp của sinh viên khoa sư phạm - trường đại học tây nguyên (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w