Sự hình thành nhu cầu giao tiếp

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm giao tiếp của sinh viên khoa sư phạm - trường đại học tây nguyên (Trang 25)

Về vấn đề này có sự khác nhau trong quan điểm giữa các nhà tâm lý học phương Tây và các nhà tâm lý học Mác xít.

Quan điểm của các nhà tâm lý học phương Tây cho rằng nhu cầu sinh vật sẽ quyết định đến nhu cầu xã hội. Nhu cầu sinh vật là cơ bản và có nguồn gốc bẩm sinh, con người không thể ý thức và can thiệp được bằng ý chí.

A.N.Lêonchiev và các nhà tâm lý học Mác xít khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa nhu cầu và hoạt động. “ Nhu cầu là nguồn gốc của tính tích cực của hoạt động, nhưng bản thân nhu cầu lại được nảy sinh, hình thành và phát triển trong hoạt động”.

A.N.Lêonchiev đã đưa ra sơ đồ giải thích mối quan hệ giữa nhu cầu và hoạt động (Hoạt động - Nhu cầu - Hoạt động). Ông giải thích như sau: “thoạt đầu nhu cầu chỉ xuất hiện như một điều kiện, một tiền đề cho hoạt động. Nhưng ngay khi chủ thể bắt đầu hành động thì lập tức xảy ra sự biến hoá của nhu cầu và sẽ không còn giống như khi nó tồn tại một cách tiềm tàng, tồn tại “ tự nó” nữa. Sự phát triển của hoạt động này đi xa bao nhiêu thì cái tiền đề này của hoạt động (tức là nhu cầu) cũng chuyển hoá bấy nhiêu thành kết quả của hoạt động”. Ông cho rằng bởi bản thân thế giới đối tượng đã hàm chứa tiềm tàng những nhu cầu, nên trong quá trình chủ thể hoạt động tích cực, tất yếu sẽ nhận thức được những nhu cầu, đòi hỏi phải được đáp ứng để tồn tại và phát triển, tức là xuất hiện nhu cầu mới. Thông qua hoạt động lao động sản xuất loài người một mặt thoả mãn nhu cầu hiện tại, đồng thời lại xuất hiện nhu cầu mới, vì thế con người không ngừng tích cực hoạt động sản xuất qua đó thúc đẩy tiến bộ xã hội.

Theo chúng tôi, việc đề cao cái sinh vật, nhu cầu sinh vật như quan niệm của các nhà tâm lý học phương Tây sẽ không lý giải được những biểu hiện vô cùng phong phú của nhu cầu ở cá nhân. Chúng tôi tán thành quan điểm của các nhà tâm lý học Mác xít về việc nhìn nhận nhu cầu trong mối quan hệ qua lại với hoạt động, giúp chúng tôi giải thích được nhu cầu của cá nhân đối với quá trình giao tiếp. Vì vậy muốn hình thành nhu cầu giao tiếp thì bản thân đối tượng cần rèn luyên tích cực thông qua các hoạt động, từ đó phát huy được các mặt của bản thân, hình thành những đòi hỏi được tiếp xúc với người khác tới mức không thể thiếu được thì chủ thể đã có nhu cầu giao tiếp với đối tượng.

Như vậy, Nhu cầu giao tiếp của cá nhân với người khác xuất hiện khi cá nhân đó đụng chạm đến tình huống có vấn đề, trong đó để giải quyết nhiệm vụ mới xuất hiện thì kinh nghiệm riêng của cá nhân là không đủ. Tình huống

này có thể xảy ra không chỉ trong quá trình thực hiện hoạt động cá nhân này hoặc cá nhân khác mà cả trong quá trình phát triển các quan hệ qua lại của cá nhân với người khác. Vì vậy, thông qua hoạt động giao tiếp, cá nhân bộc lộ tính tích cực để thoã mãn nhu cầu.

1.4. Kỹ năng

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm giao tiếp của sinh viên khoa sư phạm - trường đại học tây nguyên (Trang 25)