2.3.3.1 Kế toán quản trị chi phí
a. Phân loại chi phí
Công ty MINEXCO thực hiện phân loại chi phí theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được phân loại theo yếu tố chi phí và theo khoản mục chi phí.
Phân loại theo yếu tố chi phí
- Chi phí nguyên vật liệu: bao gồm toàn bộ chi phí nguyên vật liệu chính, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ,… sử dụng vào sản xuất (loại trừ giá trị nguyên vật liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). Đối với công ty, nguyên vật liệu chính là cát nguyên khai nên công ty không phải bỏ tiền mua mà chỉ bỏ chi phí cho việc mua nhiên liệu (dầu, nhớt, xăng,…) và các loại phụ tùng thay thế sửa chữa cho máy móc thiết bị hoạt động.
- Chi phí nhân công: bao gồm các khoản tiền lương, thưởng, các khoản phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, nhân viên quản lý, tổ đội sản xuất và các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp,…). Đối với tiền lương tính cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm được công ty xây dựng trên cơ sở quỹ lương được duyệt hàng năm của công ty, đối với các khoản phụ cấp thì công ty có những khoản phụ cấp như phụ cấp độc hại, thu hút công việc, phụ cấp trách nhiệm.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định: phản ánh tổng số khấu hao tài sản cố định phải trích trong kỳ của tất cả các tài sản cố định dùng cho sản xuất trong công ty. Trích khấu hao cho máy móc thiết bị và tài sản cố định ở các nhà máy và các đội sản xuất.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất trong kỳ như điện, nước, bốc xếp,…
- Chi phí khác bằng tiền: phản ánh toàn bộ chi phí bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố chi phí trên dùng vào hoạt động sản xuất trong kỳ như thuế, phí, lệ phí và các khoản còn lại.
Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm
Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận lợi cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân chia theo khoản mục. Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng theo quy định hiện hành, chi phí sản xuất ở Việt Nam bao gồm ba khoản mục chi phí:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu tham gia trực tiếp vào sản xuất như đã nêu trên.
- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, thưởng, phụ cấp lương của công nhân, nhân viên quản lý đội, các khoản trích theo lương,…
- Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm vi doanh nghiệp, đội sản xuất. Ngoài ra khi tính chỉ tiêu giá thành toàn bộ thì chỉ tiêu giá thành còn bao gồm cả khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
b. Phương pháp hạch toán và tập hợp chi phí tại công ty
- Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất mà công ty sử dụng là phương pháp trực tiếp tính cho từng sản phẩm riêng biệt. Mỗi đối tượng đều được mở riêng một sổ chi tiết chi phí để theo dõi và tập hợp chi phí thực tế phát sinh. Các chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm nào thì tập hợp trực tiếp vào sản phẩm đó, với các chi phí có liên quan đến nhiều sản phẩm thì không thể tập hợp trực tiếp cho từng sản phẩm được thì tập hợp riêng cho từng nhóm, tới cuối kỳ hạch toán, kế toán tiến hành phân bổ theo tỷ lệ sản lượng sản phẩm. Theo phương pháp này thì chi phí phát sinh được tập hợp theo các khoản mục: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
- Các sổ chi tiết được tổng hợp trong từng tháng và được theo dõi chi tiết theo từng khoản mục. Cuối mỗi tháng dựa trên sổ chi tiết chi phí của tất cả các đơn vị, kế toán tổng hợp số liệu để lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất trong tháng. Hết mỗi quý từ các
bảng tổng hợp chi phí sản xuất của từng tháng kế toán lập bảng tổng hợp chi phí của quý, làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm được dễ dàng.
- Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình hiện có (biến động tăng, giảm hàng tồn kho) một cách thường xuyên liên tục trên các tài khoản phản ánh các loại hàng tồn kho. Theo phương pháp này ở bất kỳ thời điểm nào kế toán cũng có thể xác định được lượng hàng nhập xuất tồn kho của từng loại hàng tồn kho.
c. Đối tượng hạch toán chi phí
Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất tại công ty MINEXCO là sản xuất đơn giản, hoạt động sản xuất diễn ra trong từng khu vực riêng nên công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: công ty có ba nhà máy nhưng mỗi nhà máy chỉ sản xuất một loại sản phẩm nên phạm vi, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty là từng nhà máy sản xuất và từng tổ đội phục vụ sản xuất.
d. Quy trình tập hợp chi phí
- Đối cới chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: được tính trên thực tế phát sinh căn cứ vào các phiếu yêu cầu nguyên vật liệu, lệnh sản xuất, phiếu xuất kho nguyên vật liệu, bảng phân bổ nguyên vật liệu, giá xuất kho nguyên vật liệu trực tiếp được tính theo phương pháp bình quân gia quyền.
- Đối với chi phí nhân công trực tiếp: Đơn giá tiền lương được tính bằng tỷ lệ % trên doanh thu trong kỳ của Công ty. Đơn giá tiền lương bao gồm các khoản như tiền lương công nhân sản xuất, tiền lương bộ phận quản lý, tiền phụ cấp làm thêm giờ, tiền lương nghỉ phép.
- Đối với chi phí chung: bao gồm chi phí
• Chi phí vật tư phát sinh trong kỳ phục vụ cho sản xuất, giá xuất kho vật tư được tính theo đơn giá bình quân gia quyền.
• Chi phí khấu hao tài sản cố định căn cứ vào giá trị tài sản cố định tham gia vào quá trình sản xuất kế toán sẽ tính chi phí khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
• Chi phí sửa chữa thường xuyên.
• Chi phí điện, nước, vật liệu khác được tính theo thực tế phát sinh trong kỳ.
Tiền lương phải trả trong kỳ
= lương trên doanh Đơn giá tiền
thu
Chi phí sản xuất chung được phân bổ cho sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ căn cứ vào khối lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho.
2.3.3.2 Kế toán quản trị giá thành sản phẩm
Do sản phẩm của công ty có các chu kỳ sản xuất ngắn, trong cùng một quá trình sản xuất, cùng loại nguyên liệu có thể cho ra nhiều loại sản phẩm có phẩm cấp và kích cỡ khác nhau. Cùng quy trình công nghệ sản xuất nhưng có thể có những yêu cầu về chất lượng sản phẩm khác nhau do các đơn đặt hàng khác nhau. Chính vì điều này cho thấy tính phức tạp của chi phí trong ngành chế biến khoáng sản và việc xác định chi phí cho từng loại sản phẩm cuối cùng là khó chính xác.
- Phương pháp tính giá thành: theo phương pháp đơn giản.
- Đối tượng tính giá thành: là những loại sản phẩm cát đã hoàn thành, bao gồm ba loại cát tuyển rửa, cát hạt to và cát vàng Đầm Môn.
- Kỳ tính giá thành: quý.
Nhận xét:
- Việc tập hợp chi phí như đã trình bày là phù hợp với yêu cầu điều kiện sản xuất của công ty, việc xác định đối tượng tập hợp chi phí cho từng nhà máy, phân xưởng, cho từng nhóm sản phẩm trong quá trình cong nghệ đã đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý chi phí phát sinh.
- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo đối tượng hạch toán chi phí, phương pháp hạch toán là trực tiếp hoặc phân bổ gián tiếp, tiêu thức phân bổ thường là sản lượng sản phẩm sản xuất nên đáp ứng được yêu cầu chính xác trong hạch toán kế toán. - Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất quy trình công nghệ và yêu cầu kỹ thuật cho từng nhóm sản phẩm, kế toán xác định đối tượng tính giá thành là từng nhóm sản phẩm riêng biệt là hoàn toàn phù hợp, khoa học, đơn giản và thích hợp với điều kiện cụ thể thực tế tại công ty, phục vụ tốt cho công tác quản lý doanh nghiệp. - Tuy nhiên công ty chưa lập được kế hoạch sản xuất hợp lý cũng như chưa xác định được định mức sản xuất cho từng loại sản phẩm, chưa mở sổ theo dõi các thiệt hại xảy ra trong quá trình sản xuất.
Tổng giá thành thực tế sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Giá trị các khoản điều chỉnh giảm giá thành - -
2.3.4 Kế toán quản trị bán hàng và kết quả kinh doanh 2.3.4.1 Kế toán quản trị bán hàng 2.3.4.1 Kế toán quản trị bán hàng
a. Các phương thức bán hàng
Để công ty hoạt động ngày càng hiệu quả, đòi hỏi doanh thu tiêu thụ sản phẩm ngày càng tăng để đạt được mục tiêu này thì công tác tiêu thụ tại mỗi đơn vị phải được tổ chức tốt. Các phương thức bán hàng của công ty:
- Tiêu thụ nội địa: Quá trình tiêu thụ nội địa được thực hiện tại bộ phận bán hàng và bộ phận kế toán tài vụ. Sau khi 2 bên đã thỏa thuận các điều kiện về số lượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán,… sẽ tiến hành lập hợp đồng bán hàng, xuất hóa đơn, tiến hành giao hàng và thu tiền bán hàng theo hợp đồng.
- Xuất khẩu: công tác tiêu thụ xuất khẩu được tiến hành tại bộ phận xuất khẩu và kế toán tài vụ.
Sơ đồ 2.7: Quy trình tiến hành xuất khẩu
(Nguồn: Bộ phận xuất khẩu-Công ty Minexco)
Xin giấy phép xuất khẩu
Đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu
Chuẩn bị hàng xuất khẩu Yêu cầu người mua làm thủ tục thanh toán ban đầu
Giao hàng xuất khẩu Làm thủ tục hải quan xuất khẩu
Lập bộ chứng từ thanh toán
Giám định số lượng và chất lượng hàng hóa
b. Cách xây dựng giá bán
Giá bán sản phẩm của công ty được xác định căn cứ vào: - Giá thành sản xuất sản phẩm.
- Chi phí thực tế phát sinh trong kỳ (chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp).
- Căn cứ vào kế hoạch lợi nhuận. - Căn cứ vào nhu cầu thị trường.
Thông thường nó được xác định theo công thức sau:
Giá bán = Giá thành sản phẩm + Chi phí phát sinh + Lợi nhuận
Khoản lợi nhuận này do công ty đặt ra tùy theo điều kiện của công ty mà ấn định mức lãi này sao cho phù hợp với giá cả trên thị trường. Mức lãi này cao hay thấp tùy thuộc vào quan điểm của nhà quản lý. Mức lãi này không bao giờ ổn định theo từng thời kỳ mà nó biến động liên tục cho phù hợp với giá cả thị trường hơn nữa giải quyết nhanh lượng hàng bị ứ đọng để thu hồi nhanh đồng vốn.
c. Phương thức thanh toán
- Đối với tiêu thụ nội địa: thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
- Đối với xuất khẩu: phương thức thanh toán của công ty hiện nay là tín dụng chứng từ. Tín dụng chứng từ thường được áp dụng là thư tín dụng L/C trả ngay, đôi lúc công ty vẫn sử dụng L/C trả chậm. Phương thức này được áp dụng cho tất cả các khách hàng. Bảng 2.4: BÁO CÁO BÁN HÀNG Tháng…năm… Sản phẩm STT Hợp đồng Khách
hàng Số lượng Đơn giá Thành tiền
Phương thức thanh toán Ngày thanh toán Ghi chú
(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ-Công ty Minexco)
Nhận xét:
Hiện tại công ty đã lập sổ chi tiết bán hàng để theo dõi bán hàng nhưng theo dõi chung cho tất cả các khách hàng. Khi tiêu thụ sản phẩm công ty chỉ sử dụng một tài khoản 632211 để theo dõi giá vốn và tài khoản 511211 để theo dõi doanh thu của
các sản phẩm cát mà không sử dụng tài khoản chi tiết cho từng loại sản phẩm. Như vậy sẽ khó cho nhà quản lý khi muốn xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ.
2.3.4.2 Kế toán quản trị kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh chi tiết về các chỉ tiêu như doanh thu, chi phí, lợi nhuận theo yêu cầu của ban giám đốc.
Bảng 2.5: Bảng kết quả kinh doanh Tháng … năm …
Số lượng ĐVT Thành tiền ĐVT
I-TỒN KHO THÀNH PHẨM + NG/LIỆU ĐẦU THÁNG
1- Tồn kho thành phẩm:
2- Tồn kho nguyên liệu:
II -SẢN PHẨM SXUẤT
CỘNG
III-TỔNG CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH
1- Chi phí nguyên liệu
a.
b.
…
3- Vật liệu phụ trực tiếp
4- Vật liệu phụ dùng chung phân
xưởng
5- Công cụ dụng cụ
6- LƯƠNG + BHXH + BHYT
7- Ăn ca + lương quản lý
8- Điện sản xuất
9- Chi phí sản xuất
10 - KH TSCĐ
11- Lãi vay vốn:
+ Lãi vay ngắn hạn
+ Lãi vay trung hạn
+ Chênh lệch tỷ giá
+ Thu lãi TGNH+ Chênh lệch tỷ
giá
…
+ Đồ dùng văn phòng
+ Chi phí KH TSCĐ
+ Chi phí quản lý
+ Chi phí lương quản lý
+ Điện thoại
…
13- Chi phí bán hàng:
+ Chi phí bao bì
+ Chi phí quảng cáo
+ Điện thoại
…
IV -DOANH THU:Xuất khẩu + Nội địa
Xuất khẩu qui ra VNĐ
1- Xuất khẩu: 2- Nội địa: CỘNG V-TỒN KHO THÀNH PHẨM + NG/LIỆU 1- Tồn kho thành phẩm:
VI- HIỆU QUẢ: (V+IV) - (III + I) LÃI
(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ-Công ty Minexco)
Nhận xét:
Báo cáo kết quả kinh doanh hàng tháng của công ty cũng tương đối chi tiết, tuy nhiên để có được báo cáo này kế toán tổng hợp phải đợi những người làm kế toán chi tiết hoàn tất báo cáo sau đó mới tổng hợp để lên báo cáo cho ban giám đốc. Mặt khác, báo cáo chỉ thể hiện được báo cáo tổng thể chưa phân tích được sự biến động của từng loại chi phí, doanh thu để ban giám đốc có cơ sở trong việc ra quyết định kinh doanh.
2.3.5 Tổ chức dự toán ngân sách
2.3.5.1 Công tác dự toán ngân sách tại công ty
Mô hình lập dự toán ngân sách tại công ty MINEXCO thực hiện như sau: Trước hết Công ty MINEXCO sẽ truyền đạt các mục tiêu chung của công ty thông qua một số chỉ tiêu cơ bản như: doanh thu, sản lượng, lợi nhuận, thu nộp ngân sách,…
Trên cơ sở các chỉ tiêu dự thảo ban hành, đồng thời căn cứ vào khả năng và điều kiện thực tế, Ban lãnh đạo sẽ xem xét và thảo luận xem có thể hoàn thành các
chỉ tiêu được giao hay không. Sau khi thống nhất các chỉ tiêu có thể thực hiện được, Ban lãnh đạo công ty sẽ tiến hành phân bổ các chỉ tiêu này xuống các đơn vị trực thuộc.
Căn cứ vào kế hoạch công ty giao xuống, bộ phận lập ngân sách ở các đơn vị trực thuộc sẽ tiến hành lập dự toán chi tiết cho đơn vị mình và trình lãnh đạo công ty.
Trên cơ sở tổng hợp các chỉ tiêu đệ trình của các đơn vị trực thuộc và các chỉ tiêu toàn công ty, Ban lãnh đạo công ty sẽ đánh giá lại toàn diện về khả năng hoạt động của các cấp dưới và xác định lại các chỉ tiêu dự toán có thể thực hiện được và bảo vệ trước Tổng công ty.
Cuối cùng trên cơ sở dự toán được duyệt, công ty sẽ đưa ra kế hoạch chung