Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng kế toán quản trị tại công ty cổ phần khoáng sản và đầu tư Khánh Hòa Minexco (Trang 28)

2.1.1.1 Sơ lược về công ty

- Tên công ty: Công ty cổ phần khoáng sản và đầu tư Khánh Hòa.

- Tên giao dịch: Khanh Hoa Mining And Investment Joint Stock Company. - Tên giao dịch viết tắt: MINEXCO.

- Trụ sở chính:

• Địa chỉ: 248 Thống Nhất, phường Phương Sơn, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

• Điện thoại: (84.58) 3821.282

• Fax: (84.58) 3823.846

- Email: minexcokh@minexco.com.vn - Website: http://www.minexco.com.vn - Kiểu công ty: Công ty cổ phần.

- Tổng vốn điều lệ: 140.000.000.000 đồng.

Công ty cổ phần khoáng sản và đầu tư Khánh Hòa được thành lập dưới hình thức chuyển đổi Doanh nghiệp Nhà nước là công ty TNHH 01 thành viên khai thác và chế biến xuất khẩu khoáng sản Khánh Hòa thành công ty cổ phần theo Quyết định số 179/QĐ-HĐQT ngày 26 tháng 12 năm 2007 của Hội đồng quản trị Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước. Hiện nay hoạt động sản xuất kinh doanh theo giấy phép thành lập là:

• Khai thác, chế biến khoáng sản trong tỉnh như cát trắng Cam Ranh, cát vàng Đầm môn, Granit Tân Dân,…

• Dịch vụ tư vấn địa chất và khai thác mỏ lộ thiên.

• Dịch vụ khách sạn, du lịch và các dịch vụ phục vụ khách du lịch.

• Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng.

• Kinh doanh bất động sản.

Công ty xác định thị trường xuất khẩu là thị trường chính, đối tác nước ngoài thường là đối tác Đài Loan, Nhật Bản, Philipins, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, và các bạn hàng lớn. Sản xuất thủy tinh, pha lê, vật liệu xây dựng như Chingching Ness, Shandong, Samsung,…

Hiện tại Công ty đang chính thức giao dịch với Ngân hàng Vietcombank. Trong các thương vụ nhận tiền xuất khẩu hàng công ty giao dịch với ngân hàng Vietinbank, Argribank, BIDV, Sacombank,…

Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, công ty luôn đặt ra phương châm hành động là: “THẤU HIỂU VÀ TÔN TRỌNG KHÁCH HÀNG”.

2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển công ty

Để tận dụng lợi thế về sự ưu đãi của thiên nhiên về nguồn tài nguyên du lịch, ngành kinh tế biển, các tài nguyên khoáng sản.

Ngày 04/04/1985, Tỉnh ủy Phú Khánh ra Quyết định số 510/QĐ-TV thành lập Xí nghiệp sa khoáng và chế biến men gốm lấy tên là Xí nghiệp SK 85 trực thuộc Ban tài chính Tỉnh ủy. Nhiệm vụ của xí nghiệp này là chế biến men gốm sứ từ tài nguyên cát trắng của địa phương và tổ chức khai thác tuyển chọn cát thành phần có sa khoáng nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu thụ.

Ngày 21/07/1988 Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Khánh ra Quyết định số 1159/QĐ-UB chuyển giao Xí nghiệp SK 85 cho Sở công thương. Qua ngày 02/11/1988, xí nghiệp được đổi tên thành “Xí nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản” thông qua Quyết định số 1757/UBND tỉnh Phú Khánh. Nhiệm vụ của xí nghiệp là tổ chức quản lý các vùng có khoáng sản trong tỉnh, tổ chức khai thác tuyển chọn chế biến nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất công nghệ và xuất khẩu.

Ngày 01/07/1989 Tổng công ty xuất nhập khẩu dịch vụ đầu tư và vận tải biển (ISEI CORP) được thành lập sau khi Phú Khánh được tách ra làm 2 tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên. Nhiệm vụ của công ty là khai thác và xuất khẩu cát Cam Ranh. Giữa tháng 7, Ban xuất khẩu cát ra đời. Đến tháng 01/1990, Xí nghiệp cát Cam Ranh được thành lập trên cơ sở Ban xuất khẩu cát trực thuộc Tổng công ty ISEI CORP.

Ngày 11/05/1990 tỉnh Khánh Hòa ra Quyết định số 556/UB chuyển giao Xí nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản trực thuộc Sở công nghiệp Khánh Hòa sang Tổng công ty ISEI CORP.

Ngày 28/05/1990 UBND tỉnh Khánh Hòa ra Quyết định số 646/QĐ-UBND sát nhập Xí nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản vào Xí nghiệp cát Cam Ranh. Lấy tên là Công ty khai thác chế biến khoáng sản xuất khẩu trực thuộc Tổng công ty

ISEI CORP. Nhiệm vụ của công ty là khai thác cát Cam Ranh theo hợp đồng mà ISEI CORP đã ký với đối tác nước ngoài.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và không phụ thuộc vào ISEI CORP, ngày 28/03/1991 UBND tỉnh Khánh Hòa ra Quyết định số 3191/QĐ-UBND tách Công ty khai thác chế biến khoáng sản xuất khẩu ra khỏi Tổng công ty ISEI CORP. Đến ngày 20/11/1991 Công ty đã được chuyển giao cho Sở xây dựng quản lý theo Nghị quyết số 388/HĐQT. Từ thời gian này, công ty khai thác chế biến khoáng sản xuất khẩu đã có tư cách pháp nhân, có trụ sở riêng, có con dấu riêng và tài khoản riêng ở ngân hàng. Công ty vẫn hoạt động theo phương thức kinh doanh độc lập, được trực tiếp xuất nhập khẩu và tự chủ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Ngày 03/02/1993 theo Quyết định số 220/QĐ-UBND tỉnh Khánh Hòa, Công ty khai thác chế biến khoáng sản xuất khẩu chính thức được thành lập với tên giao dịch Quốc tế là Khanh Hoa Mineral Exploiting Processing And Export Company (MINEXCO). Cho đến tháng 08/2000 Công ty thuộc sự quản lý của Sở công nghiệp Khánh Hòa, là Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa và được giao độc quyền khai thác 3 mỏ đá lớn ở Thủy Triều, Cam Thành Bắc và Đầm Môn. Chức năng ban đầu chủ yếu là khai thác khoáng sản xuất khẩu, chính thức được thành lập. Xuất khẩu cát trắng silic Cam Ranh nổi tiếng với các khoáng sản khác ở tỉnh Khánh hòa.

Từ ngày 01/01/2004 MINEXCO đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ra quyết định chuyển đổi mô hình Công ty TNHH 01 thành viên, hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa làm đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước. Tháng 06/2006 quyền đại diện sở hữu phần vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp được chuyển giao về Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, cùng với định hướng tập trung nghiên cứu thị hiếu của khách hàng và đầu tư đổi mới công nghệ chế biến, sản phẩm và dịch vụ của công ty đã đáp ứng những yêu cầu hết sức khắt khe về chất lượng của các nhà sử dụng có tên tuổi. Đến nay MINEXCO đã được hình thành và có uy tín trở thành một trong những nhà cung cấp silic cát lớn của Châu Á. Bắt đầu từ năm 2000, công ty đã đi sâu nghiên cứu các dự án cát nghiền, thủy tinh, thạch anh, vật liệu xây dựng, bất động sản, du lịch Vịnh Vân Phong,… và tiếp tục phát

triển các dự án khoáng sản như đá Granit, Diatomit,…kể cả đầu tư tài chính vào các công ty cổ phần khoáng sản.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, nhiều năm qua MINEXCO đã thiết lập hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 (hiện nay đã nâng cấp thành ISO 9001: 2008), đổi mới các sản phẩm thiết yếu như cát trắng silic, cát vàng làm khuôn đúc Đầm Môn, đá Granit, đá khối,…

Ngày 26/12/2007 Chủ tịch HĐQT Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước ra Quyết định số 179/QĐ – HĐQT chuyển đổi Công ty TNHH 01 thành viên khai thác chế biến xuất khẩu khoáng sản Khánh Hòa thành Công ty cổ phần Khánh Hòa có vốn điều lệ là 140.000.000.000 đồng trong đó Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước là 130.973.000.000 đồng chiếm 93,55% Vốn điều lệ và các cổ đông khác là 9.027.000.000 đồng chiếm 6,45% Vốn điều lệ. Công ty thực hiện bàn giao và chính thức chuyển thành công ty cổ phần ngày 15/07/2009 và đổi tên là Công ty cổ phần khoáng sản và đầu tư Khánh Hòa.

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ 2.1.2.1 Chức năng 2.1.2.1 Chức năng

- Công ty được quyền trực tiếp xuất khẩu các loại cát đã qua sơ chế, chế biến. - Công ty được quyền nhập khẩu trực tiếp máy móc, nguyên vật liệu, thiết bị chuyên dùng,… nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, tạo công ăn việc làm ổn định cho cán bộ công nhân viên và không ngừng nâng cao đời sống của họ. - Bên cạnh đó công ty tiếp tục đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực khác không thuộc về khoáng sản như đầu tư bất động sản, kinh doanh vận tải, du lịch, tổ chức dịch vụ xuất khẩu, hợp tác đầu tư, kinh doanh đa ngành. Ngoài khai thác cát phục vụ xuất khẩu, công ty còn sản xuất vật liệu xây dựng, gạch Terrazzo, các sản phẩm từ đá Granit, phục vụ cho nhu cầu trong nước và quốc tế.

2.1.2.2 Nhiệm vụ a. Đối với Nhà nước a. Đối với Nhà nước

- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về kinh doanh, đưa ra phương án kinh doanh mới theo mục tiêu kế hoạch đề ra.

- Kinh doanh đúng mặt hàng đã đăng ký và đúng mục đích.

- Thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam, các thông lệ cũng như các quy ước quốc tế.

- Chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như hình thức hoạt động.

- Bảo toàn, sử dụng hợp lý, có hiệu quả. Nhằm phát triển vốn, đảm bảo có lãi cho sản xuất, giải quyết quyền lợi của người lao động. Tôn trọng và chấp hành đầy đủ các chính sách pháp lệnh của Nhà nước.

- Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật góp phần vào quá trình xây dựng và tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương, của vùng cũng như Nhà nước và khu vực.

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với cơ quan chủ quản và đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước.

b. Đối với các đơn vị kinh tế khác

- Chủ động liên kết kinh tế, hợp tác sản xuất, không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ.

- Củng cố và mở rộng mối quan hệ hợp tác liên kết liên doanh với các doanh nghiệp khác trong và ngoài nước.

c. Đối với nội bộ

- Liên tục cải thiện môi trường làm việc, không ngừng nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên, áp dụng các chính sách khen thưởng hợp lý, khuyến khích sản xuất bằng vật chất lẫn tinh thần.

- Quản lý đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên theo pháp lệnh và chính sách của Nhà nước.

- Nâng cao năng lực sản xuất thông qua đổi mới máy móc, trang thiết bị, dây chuyền công nghệ phù hợp với điều kiện của thị trường và doanh nghiệp, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

2.1.2.3 Vai trò, vị trí của công ty đối với địa phương và nền kinh tế a. Đối với nền kinh tế a. Đối với nền kinh tế

Khai thác chế biến khoáng sản ngoài việc tận dụng được sự ưu đãi của thiên nhiên, đặc biệt là các loại nguyên vật liệu cát có thể sản xuất, chế biến ra nhiều mặt hàng cao cấp như thủy tinh, pha lê, gốm sứ,… phục vụ cho xuất khẩu. Việc đầu tư cho ngành còn nhằm phát triển công nghệ khai thác, giảm hao phí, giảm giá thành sản phẩm, tăng tích lũy, nâng cao khả năng cạnh tranh, giữ vững và phát triển thị trường tiêu thụ khoáng sản trong và ngoài nước.

Tóm lại, khai thác và chế biến xuất khẩu khoáng sản đã khẳng định được vị trí to lớn của mình trong nền kinh tế, đó là đòn bẩy tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Đồng thời thỏa mãn nhu cầu trong nước và quốc tế.

b. Đối với địa phương

Công ty MINEXCO có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà, tăng thu ngoại tệ cho Nhà nước thông qua kinh doanh xuất khẩu khoáng sản địa phương.

Công ty cũng tạo cơ hội mở rộng quan hệ hợp tác với các nước phát triển, thu hút đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ hiện đại trong khai thác sản xuất khoáng sản, thúc đẩy các ngành công nghiệp, dịch vụ phát triển nhằm tạo công ăn việc làm cho người dân lao động. Do đó, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu chiếm một vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế tại địa phương.

2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý

2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý công ty MINEXCO

(Nguồn: Phòng tổng hợp-Công ty Minexco)

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Phòng tổng hợp Phòng kế toán tài vụ Bộ phận xuất khẩu Các đơn vị trực thuộc

Khu sản xuất Cam Ranh Xưởng tuyển rửa cát Cam Ranh Đội khai thác Đội kho Ba Ngòi KVSX cát Đầm Môn Xưởng tuyển rửa cát và cảng Đầm Môn Công ty TNHH 01 thành viên Silic Miền Trung Công ty TNHH 01 thành viên Minexco Granit Khánh Hòa Công ty TNHH 01 thành viên Terrazzo Nha Trang

2.1.3.2 Giải thích

a. Đại hội đồng cổ đông

Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, quyết định những vấn đề được pháp luật và điều lệ công ty quy định. Đặc biệt Đại hội đồng cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo. Đại hội cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

b. Hội đồng quản trị

Là cơ quan quản lý công ty có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Tổng Giám đốc và những người quản lý khác.

c. Ban kiểm soát

Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc.

d. Ban Tổng Giám đốc

Tổng giám đốc là người điều hành và có quyết định cao nhất về các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

Phó tổng giám đốc là người giúp việc cho Tổng giám đốc, chủ động giải quyết các công việc đã được Tổng giám đốc ủy quyền, phân công đúng theo chế độ chính sách của nhà nước và điều lệ công ty.

e. Phòng tổng hợp

- Chức năng nhiệm vụ:

• Tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị, Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc; thực hiện theo dõi, giám sát, quản lý các công ty con theo phân cấp.

• Nghiên cứu đưa vào thực hiện các dự án đầu tư.

• Thực hiện nhiệm vụ sản xuất và quản lý của công ty mẹ bao gồm hoạt động khoáng sản, địa chất, môi trường, xây dựng cơ bản, quản lý máy móc thiết bị, an toàn và bảo hộ lao động, lao động và tiền lương, văn thư, hành chính.

f. Phòng kế toán tài vụ

- Chức năng, nhiệm vụ:

• Giúp việc cho Tổng giám đốc công ty về thực hiện nhiệm vụ.

• Thực hiện đúng quy định luật kế toán, thống kê và quy định của điều lệ công ty về công tác kế toán tài chính.

• Kiểm tra, chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ công tác kế toán tài chính đối với các đơn vị trực thuộc công ty mẹ và các công ty con.

- Biên chế của phòng:

Kế toán trưởng do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, biên chế phòng còn có Phó phòng và một số nhân viên nghiệp vụ. Phó phòng do Tổng giám đốc quyết định bổ nhiệm.

g. Bộ phận xuất khẩu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng kế toán quản trị tại công ty cổ phần khoáng sản và đầu tư Khánh Hòa Minexco (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)