Phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận bao gồm việc nghiên cứu mối quan hệ nội tại giữa các nhân tố như: giá bán sản phẩm, biến phí đơn vị sản phẩm, tổng định phí, khối lượng và mức độ tiêu thụ sản phẩm, cơ cấu của sản phẩm tiêu thụ, …
Phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp lựa chọn dây chuyền sản xuất hợp lý nhất, định giá bán sản phẩm xác thực nhất, xác định được chiến lược tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới. Đồng thời có biện pháp sử dụng năng lực sản xuất hiện có để đạt được hiệu quả kinh tế cao.
Để phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận người ta thường áp dụng phương pháp phân loại chi phí nhằm làm rõ mối quan hệ phụ thuộc giữa ba nhân tố trên như:
- Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí.
- Phân loại chi phí trong các báo cáo thu thập sử dụng nội bộ.
Việc phân tích mối quan hệ chi phí, khối lượng, lợi nhuận được xem xét trên 4 nội dung chủ yếu:
Số dư đảm phí: là số tiền còn lại của doanh thu bán hàng sau khi trừ đi tổng biến phí
Tỷ lệ số dư đảm phí: là tỷ số giữa số dư đảm phí với doanh thu tiêu thụ sản phẩm
Tính điểm hòa vốn:
Để tính điểm hòa vốn, ta có công thức:
Doanh thu = Định phí + Biến Phí + Lợi nhuận
Tại điểm hòa vốn thì lợi nhuận bằng 0, khi đó:
Doanh thu = Định phí + Biến Phí
Hay:
Sản lượng × Đơn giá bán = Định phí + Sản lượng × Biến phí đơn vị
Do đó:
Doanh thu hòa vốn = Sản lượng hòa vốn × Đơn giá bán
Ví dụ: Trong quý 1 năm 2013, định phí hoạt động tại công ty MINEXCO là 30.739.281.569 đồng, đơn giá bán là 352.000 đồng/tấn cát, biến phí đơn vị là 121.229 đồng/tấn.
Sản lượng hòa vốn =
Doanh thu hòa vốn = 133.202 × 352.000 = 46.887.241.781 đồng
Như vậy nếu tiêu thụ 129.196 tấn cát thì công ty sẽ đạt mức hòa vốn, nếu tiêu thụ trên mức này thì sẽ có lãi, nếu tiêu thụ dưới mức này thì sẽ bị lỗ.
Ngoài ra còn có thể tính điểm hòa vốn theo phương pháp số dư đảm phí:
Số dư đảm phí đơn vị sản phẩm Giá bán đơn vị sản phẩm Biến phí đơn vị sản phẩm = - Tổng số dư đảm phí Tổng doanh thu Bán hàng Tổng biến phí = - Tỷ lệ số dư đảm phí đơn vị sản phẩm Số dư đảm phí đơn vị sản phẩm Giá bán đơn vị sản phẩm = × 100 =
Đơn giá bán – Biến phí đơn vị Sản lượng hòa vốn Định phí = Số dự đảm phí đơn vị Sản lượng hòa vốn Định phí 30.739.281.569 352.000 – 121.229 = 133.202 (tấn)
Ví dụ: Trong quý 1 năm 2013 công ty MINEXCO có doanh thu thực hiện là 73.216.000.000 đồng, sản lượng tiêu thụ là 208.000 tấn cát thành phẩm. STT Chỉ tiêu Số tiền 1 Doanh thu 73,216,000,000 2 Tổng biến phí 25,215,581,254 3 Số dư đảm phí 48,000,418,746 4 Định phí 30,739,281,569 5 Lợi nhuận 17,261,137,177 6 Số dư đảm phí đơn vị 230,771 7 Tỷ lệ số dư đảm phí 65.56% 8 Sản lượng hòa vốn 133,202
9 Doanh thu hòa vốn 46,887,241,781
Qua ví dụ trên cho thấy tổng số dư đảm phí được sử dụng để trang trải định phí, phần còn lại là lãi thuần, khái niệm số dư đảm phí đơn vị chỉ cho doanh nghiệp thấy được khi số lượng bán biến động sẽ làm cho doanh thu thay đổi, sự thay đổi đó sẽ tác động như thế nào đến lãi thuần.
Chỉ tiêu số dư đảm phí cho biết khi doanh thu tăng lên 1 đồng thì trong mức tăng đó có 0,6556 đồng về tổng số dư đảm phí. Khi doanh thu tiêu thụ vượt quá điểm hòa vốn thì tỷ lệ tăng của doanh thu là tỷ lệ tăng của tổng số dư đảm phí và mức tăng của tổng số dư đảm phí là mức tăng của lãi thuần.
Theo ví dụ trên nếu doanh thu tăng 10% tương ứng 7.321.600.000 đồng thì tổng số dư đảm phí sẽ tăng 4.800.040.960 đồng.
Ngoài ra còn có thể tính được sản lượng và doanh thu để đạt lợi nhuận mong muốn theo công thức: = Tỷ lệ số dư đảm phí Doanh thu hòa vốn Định phí = Mức số dư đảm phí đơn vị Sản lượng để đạt
lợi nhuận mong muốn
(Định phí + Lợi nhuận mong muốn)
=
Tỷ lệ số dư đảm phí Doanh thu để đạt
lợi nhuận mong muốn
Cũng theo ví dụ trên nếu muốn đạt lợi nhuận 30.000.000.000 đồng thì:
Tính doanh thu an toàn:
Doanh thu an toàn là phần chênh lệch của doanh thu thực hiện và doanh thu hòa vốn.
Mức doanh thu an toàn = Mức doanh thu thực hiện – Mức doanh thu hòa vốn thực
Theo ví dụ trên thì mức doanh thu an toàn là:
= 73.216.000.000 – 46.887.214.781 = 26.328.758.219 đồng Tỷ lệ doanh thu an toàn là:
Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện được đã vượt quá mức doanh thu hòa vốn là bao nhiêu. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn càng thể hiện tính an toàn cao của hoạt động kinh doanh và ngược lại.