Đánh giá tình hình hoạt động SXKD của công ty

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng kế toán quản trị tại công ty cổ phần khoáng sản và đầu tư Khánh Hòa Minexco (Trang 40)

Bảng 2.1: Doanh thu và lợi nhuận đạt được tại công ty Minexco từ năm 2010 đến 2012

ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Doanh thu bán hàng

và cung cấp dịch vụ 239,472,059,435 296,113,839,334 311,789,490,390 Lợi nhuận sau thuế

thu nhập doanh nghiệp

34,330,336,535 37,949,594,684 16,795,825,514

Biểu đồ 2.1: Doanh thu và lợi nhuận từ năm 2010 đến 2012 - 50,000,000,000 100,000,000,000 150,000,000,000 200,000,000,000 250,000,000,000 300,000,000,000 350,000,000,000 2010 2011 2012 Năm ĐVT: Đồng Doanh thu

Lợi nhuận sau thuế

(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ-Công ty Minexco)

Qua bảng 2.1 ta thấy doanh thu của công ty có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2010 doanh thu đạt 239.472.059.435 đồng, đến năm 2011 tăng lên đạt 296.113.839.334 đồng và năm 2012 tăng nhẹ đạt 311.789.490.390 đồng. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế chỉ tăng nhẹ trong năm 2011 nhưng lại giảm khá nhiều trong năm 2012. Cụ thể là năm 2010 lợi nhuận sau thuế đạt 34.330.336.535 đồng, đến năm 2011 tăng lên đạt 37.949.594.684 đồng nhưng đến năm 2012 lại giảm xuống đạt 16.795.825.514 đồng. Từ đó ta có thể thấy công ty có cố gắng trong việc tiêu thụ sản phẩm nhưng việc quản lý chi phí của công ty chưa tốt dẫn đến việc lợi nhuận giảm. Công ty cần có biện pháp quản lý tiết kiệm chi phí để đạt hiệu quả cao hơn.

Bảng 2.2: Vốn kinh doanh của công ty Minexco từ năm 2010 đến 2012

ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Tổng vốn kinh doanh bình quân 284,238,981,652 316,213,486,724 332,764,055,245 Tổng vốn chủ sở hữu bình quân 159,349,392,428 176,452,265,590 179,825,534,455

Biểu đồ 2.2: Vốn kinh doanh từ năm 2010 đến 2012 0 50,000,000,000 100,000,000,000 150,000,000,000 200,000,000,000 250,000,000,000 300,000,000,000 350,000,000,000 2010 2011 2012 Năm ĐVT: Đồng Tổng vốn kinh doanh bình quân Tổng vốn chủ sở hữu bình quân

(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ-Công ty Minexco)

Qua bảng 2.2 ta thấy vốn kinh doanh của công ty có xu hướng tăng qua 3 năm. Năm 2010 đạt 284.238.981.652 đồng, đến năm 2011 vốn kinh doanh tăng lên đạt 316.213.486.724 đồng và đến năm 2012 tiếp tục tăng lên đạt 332.760.055.245 đồng. Sự tăng lên của vốn kinh doanh một phần là do sự tăng lên của vốn chủ sở hữu. Năm 2010 vốn chủ sở hữu đạt 159.349.392.428 đồng, năm 2011 đạt 176.452.265.590 đồng và năm 2012 đạt 179.825.534.455 đồng. Điều này cho thấy công ty đang tích cực mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

Bảng 2.3: Bảng phân tích tình hình hoạt động Sản xuất kinh doanh của công ty MINEXCO

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Định giá

Số lượng cổ phiếu đang lưu hành 14,000,000 14,000,000 14,000,000 Giá thị trường (31/12/N) 20,000 9,500 5,200 Giá trị vốn hóa thị trường 280,000,000,000 133,000,000,000 142,800,000,000 Thu nhập 1 cổ phần EPS 2,452 2,711 1,200

P/E 8.16 3.50 4.33

Giá trị sổ sách 1 cổ phần 11,382 12,604 12,845

Cổ tức

Cổ tức 1 cổ phần 1,326 1,800 1,100

Cổ tức / Giá 0.07 0.19 0.11

Cổ tức / Lợi nhuận sau thuế 0.54 0.66 0.92

Tốc độ tăng trưởng

Tốc độ tăng trưởng doanh thu 50.51% 23.65% 5.29% Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận

trước thuế 15.43% 9.61% -58.47%

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận

sau thuế 4.50% 10.54% -55.74%

Khả năng thanh toán

Hệ số thanh toán hiện hành 2.28 2.26 2.18

Hệ số thanh toán nhanh 0.82 1.05 1.27

Hệ số thanh toán tức thời 0.13 0.33 0.37

Khả năng sinh lời

Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần 46.84% 45.40% 36.82% Lợi nhuận trước thuế / Doanh thu

thuần 22.16% 19.86% 7.93%

Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu

thuần 16.63% 15.03% 6.40%

Tỷ suất sinh lời / Tổng tài sản 12.08% 12.00% 5.05% Tỷ suất sinh lợi / Vốn chủ sở hữu 21.54% 21.51% 9.34%

Hiệu quả hoạt động

Vòng quay các khoản phải thu 5.90 5.02 4.21 Vòng quay hàng tồn kho 14.92 21.30 17.60 Vòng quay các khoản phải trả 1.76 1.93 1.84

Vòng quay tổng tài sản 0.77 0.85 0.84

Cơ cấu vốn

Nợ / Vốn chủ sở hữu 78.37% 79.21% 85.05%

Nợ / Tổng tài sản 43.94% 44.20% 45.96%

Cơ cấu tài sản

TSNH/ Tổng tài sản 31.28% 40.12% 51.31%

a. Chỉ tiêu cơ cấu tài sản

Qua số liệu từ Bảng 2.3 ta thấy trong 3 năm 2010, 2011 và 2012 tỷ trọng tài sản ngắn hạn có xu hướng ngày càng tăng trong khi tỷ trọng tài sản dài hạn có xu hướng giảm dần. Năm 2010 trong tổng tài sản thì tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm 31,28% và tài sản dài hạn chiếm tới 68,72%. Đến năm 2011 thì tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng lên chiếm 40,12% và tài sản dài hạn giảm xuống còn 59,88%. Đến năm 2012 thì tỷ trọng tài sản ngắn hạn tiếp tục tăng lên chiếm 51,31% lớn hơn trọng tài sản dài hạn 48,69% trong tổng tài sản.

b. Chỉ tiêu cơ cấu vốn

Qua số liệu phân tích từ Bảng 2.3 ta thấy so với vốn chủ sở hữu của công ty cũng như so với tổng tài sản thì tỷ trọng nợ phải trả có xu hướng tăng lên qua 3 năm. Tuy trong cơ cấu vốn thì vốn chủ sở hữu vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn nợ phải trả nhưng công ty đang tiến dần đến cơ cấu vốn mà tỷ trọng giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu là 50% - 50%. Nợ tăng đồng nghĩa với sự gia tăng rủi ro thanh khoản. Điều này có thể được đánh giá là không tốt về khả năng tự chủ của công ty.

c. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán

- Khả năng thanh toán hiện hành: Chỉ tiêu này nhằm đo lường khả năng đảm

bảo thanh toán các khoản nợ phải trả bằng tài sản của công ty. Hệ số này năm 2010 đạt 2,28 có nghĩa là công ty có thể sử dụng toàn bộ tài sản của mình để chi trả cho các khoản nợ gấp 2,28 lần. Tuy nhiên qua 3 năm hệ số này có xu hướng giảm. Năm 2011 cứ 1 đồng nợ phải trả được trang trải bằng 2,26 đồng tài sản và năm 2012 là 2,18 đồng. Ta thấy khả năng thanh toán hiện hành của công ty vẫn luôn lớn hơn 1. Chứng tỏ công ty vẫn có đủ khả năng thanh toán tất cả các khoản nợ, công ty vẫn hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường. Công ty có đủ tài sản để đảm bảo nợ vay.

- Khả năng thanh toán nhanh: Hệ số này năm 2010 là 0,82 có nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 0,82 đồng tài sản ngắn hạn sau khi đã loại trừ hàng tồn kho. Hệ số này năm 2011 là 1,05 và năm 2012 là 1,27. Ta thấy hệ số này tăng dần qua 3 năm. Đây là dấu hiệu tốt. Năm 2010 hệ số này nhỏ hơn 1 nhưng vẫn lớn hơn 0,5 nhưng đến năm 2011 và năm 2012 hệ số này đã tăng lên lớn hơn 1. Cho thấy khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp tốt. Tạo tâm lý an tâm cho nhà đầu tư và chủ nợ.

- Khả năng thanh toán tức thời: Năm 2010 hệ số này là 0,13 có nghĩa là cứ 1

Tương tự năm 2011 là 0,33 và năm 2012 là 0,37. Ta thấy hệ số này cũng có xu hướng tăng dần qua 3 năm. Hệ số này của công ty lớn hơn 0,1 chứng tỏ công ty chú ý tập trung tăng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn để đảm bảo khả năng thanh toán nếu bị buộc phải thanh toán gấp các khoản nợ. Công ty đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Đây là biểu hiện khá lạc quan về tình hình kinh doanh của công ty.

d. Chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động

- Tình hình luân chuyển các khoản phải thu: Nhìn chung qua 3 năm số vòng

quay các khoản phải thu có xu hướng giảm. Năm 2010 là 5,90 vòng, năm 2011 là 5,02 vòng và đến năm 2012 giảm xuống còn 4,21 vòng. Vòng quay các khoản phải thu giảm xuống chứng tỏ công ty bị chiếm dụng vốn. Điều này dẫn đến thời gian thu hồi vốn chậm hơn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên số vòng quay các khoản phải thu của công ty khá lớn. Có thể thấy công ty vẫn quan tâm nhiều đến hiệu quả của việc thu hồi nợ.

- Tình hình luân chuyển hàng tồn kho: Qua 3 năm số vòng quay hàng tồn kho

tăng lên rồi lại giảm xuống. Năm 2010 là 14,94 vòng, đến năm 2011 tăng lên 21,30 vòng và năm 2012 lại giảm xuống 17,60 vòng. Năm 2011 số vòng quay hàng tồn kho tăng phản ánh hiệu quả quản lý của công ty tốt, giảm thiểu việc ứ đọng hàng. Nhưng đến năm 2012 thì vòng quay lại giảm chứng tỏ tình hình quản lý kinh doanh của công ty đang gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ. Tuy nhiên số vòng quay này của công ty lớn cho thấy công ty có phương thức quản lý khá hiệu quả, thời gian chuyển đổi hàng dự trữ thành tiền mặt nhanh. Điều này vẫn được đánh giá là tốt.

- Tình hình luân chuyển các khoản phải trả: Nhìn chung qua 3 năm thì số vòng

quay các khoản phải trả của công ty tăng giảm thất thường. Năm 2010 là 1,76 vòng, năm 2011 là 1,93 vòng và đến năm 2012 giảm xuống còn 1,84 vòng. Tuy nhiên số vòng quay này rất nhỏ cho thấy công ty đang thực hiện chiếm dụng vốn để đáp ứng nhu cầu cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.

- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: Qua 3 năm số vòng quay tổng tài sản có xu

hướng tăng lên rồi giảm nhẹ. Năm 2010 là 0,77 vòng có nghĩa là trong kỳ kinh doanh bình quân cứ 1 đồng tài sản đưa vào kinh doanh tạo ra được 0,77 đồng doanh thu và thu nhập. Năm 2011 tăng lên đạt 0,85 vòng và đến năm 2012 giảm nhẹ còn 0,84 vòng. Hệ số này có thể nói là lớn cho thấy hiệu suất sử dụng tài sản của công ty cao. Đây là một dấu hiệu tốt.

e. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả

- Lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần: Qua 3 năm lợi nhuận biên sau thuế

(LN sau thuế / DT thuần) có xu hướng giảm. Năm 2010 đạt 16,63%, năm 2011 giảm xuống 15,03% và đến năm 2012 giảm còn 6,40%. Ta có thể thấy hệ số này khá cao nhưng đang có xu hướng giảm khá mạnh trong năm 2012. Điều này có thể bị đánh giá là không tốt. Công ty cần nâng cao việc quản lý tốt hơn nữa giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp để tăng hiệu quả sử dụng vốn, tăng mức sinh lời cho công ty.

- Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (LN sau thuế / Tổng tài sản): Năm 2010 tỷ

suất này là 12,08% có nghĩa là cứ 100 đồng tài sản đem vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ta thu được 12,08 đồng lợi nhuận sau thuế. Tương tự năm 2011 là 12 đồng và năm 2012 là 5,05 đồng. Khả năng sinh lợi trên tổng tài sản của công ty khá cao nhưng lại có xu hướng giảm mạnh trong năm 2012. Điều này có thể bị đánh giá là không tốt. Để nâng cao khả năng sinh lời trên tổng tài sản công ty cần đầu tư, mở rộng sản xuất, nâng cao năng lực quản lý và tiết kiệm chi phí, tăng hiệu suất sử dụng tài sản, tăng khả năng sinh lời.

- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (LN sau thuế / Vốn chủ sở hữu): Năm

2010 tỷ suất này là 21,54% có nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đem vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ta thu được 21,54 đồng lợi nhuận sau thuế. Tương tự năm 2011 là 21,51 đồng và năm 2012 là 9,34 đồng. Khả năng sinh lợi trên tổng tài sản của công ty khá cao nhưng lại có xu hướng giảm mạnh trong năm 2012. Điều này có thể bị đánh giá là không tốt. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu rất quan trọng đối với các cổ đông vì nó gắn liền với hoạt động đầu tư của họ. Nếu những năm sau muốn thu hút nhà đầu tư thì công ty cần có biện pháp khắc phục tình trạng này.

f. Chỉ tiêu giá trị thị trường

- Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS): Năm 2010 EPS của công ty là 2.452 đồng

có nghĩa là nhà đầu tư có được mức thu nhập là 2.452 đồng từ mỗi cổ phiếu mà nhà đầu tư mua. Tương tự năm 2011 là 2.711 đồng và năm 2012 giảm xuống chỉ còn 1.200 đồng. Qua 3 năm ta thấy thu nhập trên mỗi cổ phiếu của công ty tăng nhẹ rồi lại giảm mạnh đầy biến động. Đây là điều rất bất lợi để thu hút nhà đầu tư.

- Tỷ suất giá trị thị trường trên thu nhập mỗi cổ phiếu (P/E): Năm 2010 tỷ số

P/E là 8,16 có nghĩa là nhà đầu tư sẵn sàng trả 8,16 đồng cho 1 đồng lợi nhuận nhận được. Tương tự năm 2011 là 3,50 đồng và năm 2012 là 4,33 đồng. Qua 3 năm ta

thấy tỷ số P/E của công ty tăng giảm thất thường, tạo tâm lý bất ổn cho nhà đầu tư. Công ty cần có biện pháp khắc phục này để ngày càng thu hút thêm nhà đầu tư.

- Tỷ suất giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (P/B): Năm 2010 tỷ số P/B là

1,76 có nghĩa là thị trường đang định giá cổ phiếu cao hơn giá trị thực của nó gấp 1,76 lần. Tuy nhiên năm 2011 và 2012 giá trị của cổ phiếu bị thị trường đánh giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực của nó. Giá trị thị trường chỉ còn 0,75 và 0,79 lần so với giá trị thực.

Đánh giá chung: Từ những phân tích trên về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần khoáng sản và đầu tư Khánh Hòa, ta có thể thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua có những mặt tốt và chưa tốt nhưng đang có xu hướng biến chuyển theo chiều hướng xấu.

- Doanh thu tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng lại giảm mạnh. - Lợi nhuận đạt được cũng đang giảm tương đối nhanh.

- Khả năng thanh toán của công ty vẫn đảm bảo, vẫn tạo tâm lý an tâm cho các nhà đầu tư và chủ nợ.

- Tình hình luân chuyển các khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho tuy có một số khó khăn bất lợi nhưng vẫn được duy trì tốt.

- Khả năng sinh lời giảm nhẹ trong năm 2011 nhưng đến năm 2012 lại giảm mạnh và đang ở mức tương đối thấp so với các năm trước đó. Doanh thu hàng năm vẫn tăng nhưng bên cạnh đó chi phí tăng nhanh hơn làm cho lợi nhuận bị giảm sút nghiêm trọng. Công ty cần có biện pháp cắt giảm bớt chi phí để khắc phục tình trạng này, tạo tâm lý ổn định cho nhà đầu tư.

- Tình hình của công ty bất ổn định dẫn đến giá trị công ty cũng vì thế mà rất bất ổn. Có thể gây hoang mang cho các nhà đầu tư.

Tóm tại tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang có dấu hiệu đi xuống. Công ty cần thay đổi phương pháp quản lý điều hành để đạt hiệu quả cao hơn. Giúp công ty có thể đứng vững và tiếp tục phát triển trên thị trường.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng kế toán quản trị tại công ty cổ phần khoáng sản và đầu tư Khánh Hòa Minexco (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)