MỤC TIÊU TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng kế toán quản trị tại công ty cổ phần khoáng sản và đầu tư Khánh Hòa Minexco (Trang 79)

TY MINEXCO

- Tổ chức quy trình lập dự toán ngân sách, khắc phục những vướng mắc trong công tác dự toán hiện nay tại công ty.

- Tổ chức hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành sản xuất sản phẩm.

- Xác lập được hệ thống báo cáo quản trị đáp ứng các nhu cầu trong điều hành hoạt động kinh doanh.

- Đánh giá kết quả hoạt động của từng bộ phận.

- Phân tích, đánh giá một số các chỉ tiêu về kinh tế tài chính phục vụ cho việc ra các quyết định dài hạn và ngắn hạn.

3.5 ỨNG DỤNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY MINEXCO

3.5.1 Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm 3.5.1.1 Kế toán quản trị chi phí 3.5.1.1 Kế toán quản trị chi phí

a. Xây dựng chi phí định mức

Để phục vụ cho việc xây dựng hệ thống dự toán ngân sách và tính giá thành sản phẩm kịp thời, chính xác và linh hoạt cần xây dựng được các định mức về nguyên liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

Hiện tại công ty đã xây dựng được định mức chi phí tuy nhiên việc thống kê, phân tích định mức chi phí vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xây dựng riêng biệt theo giá và lượng cho các sản phẩm sản xuất, do phòng kế toán phối hợp với bộ phận sản xuất thực hiện.

Khi xây dựng định mức chi phí nguyên liệu cần chú ý kết hợp giữa lý thuyết và điều kiện thực tế, những đặc điểm cung cầu, đặc điểm kỹ thuật để điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp.

Định mức giá:

Vì công ty Minexco là công ty tự khai thác nguyên liệu và chế biến cát thành phẩm nên khi định mức giá cho nguyên liệu chỉ dựa vào các yếu tố như chi phí lưu kho, bốc xếp, vận chuyển, chi phí nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế…

Ví dụ: Định mức giá cho 1 tấn cát thô: - Chi phí bốc xếp: 2.400 đồng - Chi phí vận chuyển: 6.300 đồng - Chi phí lưu kho: 2.800 đồng - Chi phí nhiên liệu: 19.200 đồng

Định mức lượng:

Định mức lượng phản ánh nguyên liệu cần thiết để sản xuất một đơn vị sản phẩm, trong đó có tính đến phần hao hụt do tạp chất và nguyên liệu rơi vãi.

Ví dụ: Định mức lượng nguyên liệu để sản xuất 1 tấn cát thành phẩm cần 1,13 tấn cát nguyên liệu thô.

Định mức giá và lượng nguyên liệu trực tiếp được tổng hợp thành định mức chi phí của một đơn vị sản phẩm theo công thức:

Định mức về chi phí nguyên vật liệu = Định mức về lượng × Định mức về giá

Xây dựng định mức chi phí nhân công trực tiếp

Định mức chi phí nhân công trực tiếp sẽ được lập bởi phòng tổng hợp và phòng kế toán. Do đặc thù của công ty là đơn giá tiền lương sản phẩm được phê duyệt căn cứ theo doanh thu tiêu thụ dự kiến nên việc xây dựng định mức chi phí tiền lương nhân công trực tiếp sẽ được tính theo doanh thu tiêu thụ dự toán trong kỳ nhân với đơn giá tiền lương trên doanh thu được ban hành sau đó phân bổ cho sản lượng sản xuất trong kỳ.

Đơn giá tiền lương tính theo doanh thu trên được ban hành trên cơ sở tính khoán cho các công đoạn sản xuất từ lúc khai thác nguyên liệu cho đến lúc sản phẩm hoàn thành nhập kho, bao gồm cả tiền lương bộ phận gián tiếp, tiền lương nghỉ phép, tiền lương sửa chữa lớn và tiền lương tiêu thụ sản phẩm, tiền lương làm thêm giờ,… riêng các khoản khác như bốc xếp nguyên liệu đầu vào, đầu ra và tiền bồi dưỡng độc hại được tính ngoài lương.

Bảng định mức chi phí nhân công trực tiếp

ĐVT: Đồng

STT Diễn giải Cát thành phẩm

1 Doanh thu dự kiến

2 Tỷ lệ tiền lương/ doanh thu 3 Tổng quỹ lương (=1×2) 4 Tiền lương cơ bản

5 Bảo hiểm xã hội, y tế (=4×20%) 6 Kinh phí công đoàn (=3×2%) 7 Cộng chi phí nhân công (=3+5+6) 8 Sản lượng sản xuất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9 Định mức cho chi phí nhân công cho 1 đơn vị sản phẩm (=7/8)

Theo Luật BHXH, Luật BHYT, Thông tư số 244/2009/TT-BTC trong năm 2013 các khoản bảo hiểm xã hội sẽ tính bằng 17% và bảo hiểm y tế sẽ tính bằng 3% trên tiền lương cơ bản. Kinh phí công đoàn sẽ được tính bằng 2% trên tổng quỹ lương thực tế phát sinh trong kỳ. Từ năm 2014 trở đi bảo hiểm xã hội sẽ tính bằng

18% trên tiền lương cơ bản, các khoản khác tỷ lệ không thay đổi. Vì vậy mà khoản (5) Bảo hiểm y tế, xã hội là 20% trong năm 2013 và là 21% từ năm 2014 trở đi.

Xây dựng định mức chi phí sản xuất chung

Căn cứ vào mức độ phát sinh thực tế các năm trước và tình hình thực tế trong năm kế hoạch, phòng kế toán sẽ xây dựng định mức chi phí sản xuất chung.

Dự toán chi phí sản xuất chung bao gồm biến phí sản xuất chung và định phí sản xuất chung.

Biến phí sản xuất chung là các khoản mục chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với biến động về mức hoạt động, được phân loại thành biến phí gồm các khoản chi phí: tiền ăn ca, tiền bồi dưỡng độc hại, chi phí sửa chữa thường xuyên,… căn cứ để xây dựng định mức biến phí sản xuất chung là chi phí thực tế phát sinh các kỳ trước có tính đến vấn đề tiết kiệm chi phí trong kỳ.

Định phí sản xuất chung là các khoản mục chi phí không biến động tỷ lệ với mức độ hoạt động như khấu hao tài sản cố định, sửa chữa lớn, vật tư phục vụ sản xuất,… kế toán căn cứ vào chi phí thực tế kỳ trước và ước tính thực tế kế hoạch để xây dựng chi phí này.

Bảng định mức chi phí sản xuất chung

ĐVT: Đồng

STT Chỉ tiêu Cát thành phẩm

1 Biến phí

2 Nhiên liệu động lực 3 Sửa chữa thường xuyên 4 Tiền ăn ca, độc hại 5 Chi phí khác 6 Định phí 7 Khấu hao 8 Sửa chữa lớn 9 Vật tư phục vụ sản xuất Cộng Tổng hợp các định mức chi phí

Sau khi xây dựng các định mức tiêu chuẩn cho từng loại chi phí, phòng kế toán sẽ lập bảng tổng hợp các định mức chi phí. Số liệu tổng hợp được là định mức tiêu chuẩn để sản xuất một đơn vị sản phẩm, là cơ sở của việc lập dự toán chi phí và là căn cứ để kiểm soát, điều hành và phân tích kết quả hoạt động của công ty.

Bảng tổng hợp định mức chi phí

ĐVT: Đồng Cát thành phẩm

STT Khoản mục

Giá Lượng 1 Nguyên vật liệu trực tiếp

2 Nhân công trực tiếp 3 Chi phí sản xuất chung

Cộng

Thực hiện tốt công tác thống kê định mức chi phí và phân tích sự biến động chi phí này sẽ giúp được nhà quản trị kiểm soát được tình hình sản xuất và có những quyết định phù hợp.

b. Phân loại chi phí và hạch toán chi phí

Bất kỳ một loại hình doanh nghiệp nào thì cũng đều phát sinh chi phí, chi phí rất đa dạng, phong phú. Việc nhận biết, phân loại chi phí để hạch toán chi phí theo đúng tính chất của chi phí là việc làm không phải dễ.

Ngoài việc phân loại theo yếu tố chi phí như công ty vẫn thực hiện trong thời gian qua, các chi phí nên được phân thành chi phí biến đổi, chi phí cố định và chi phí hỗn hợp.

Chi phí biến đổi (biến phí) là các chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ với sự thay đổi của mức độ hoạt động. Tuy nhiên có loại chi phí biến đổi tỷ lệ thuận trực tiếp với biến động của mức hoạt động như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí lao động trực tiếp,... nhưng có chi phí biến đổi chỉ thay đổi khi mức hoạt động thay đổi nhiều và rõ ràng như chi phí lao động gián tiếp, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị,...

Chi phí cố định (định phí) là những khoản chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi mức độ hoạt động, nhưng chi phí trung bình của một đơn vị hoạt động thì thay đổi tỷ lệ nghịch với mức biến động của mức hoạt động. Chi phí cố định không thay đổi về tổng số trong phạm vi phù hợp của mức độ hoạt động (ví dụ như chi phí khấu hao máy móc thiết bị sản xuất sẽ không thay đổi trong phạm vi khối lượng sản xuất từ 0 đến 2.000 tấn) nhưng nếu mức độ hoạt động tăng vượt quá phạm vi phù hợp đó thì chi phí khấu hao máy móc thiết bị sản xuất sẽ tăng vì phải đầu tư thêm máy móc thiết bị sản xuất.

Chi phí hỗn hợp là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả các yếu tố của chi phí biến đổi và chi phí cố định (như chi phí điện thoại, Fax, chi phí thuê phương tiện vận chuyển vừa tính giá thuê cố định, vừa tính giá thuê theo quãng đường vận chuyển thực tế...).

Việc phân loại chi phí thành chi phí biến đổi, chi phí cố định và chi phí hỗn hợp tùy thuộc vào quan điểm nhìn nhận của từng nhà quản trị trong mục tiêu sử dụng cụ thể. Kế toán quản trị không phân chia chi phí theo tiêu thức này nhưng nó lại rất cần thiết cho kế toán quản trị, giúp nhà quản trị có cách nhìn nhận chi phí, sản lượng và lợi nhuận để có quyết định quản lý phù hợp về số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ, về giá bán sản phẩm trong từng giai đoạn cụ thể, về việc nhận đơn đặt hàng mới với giá thấp hơn giá đang bán…

Bảng 3.2: Khái quát phân loại theo cách ứng xử của chi phí

(1) Chi phí vật liệu: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phần nguyên vật liệu gián tiếp xuất dùng cho sản xuất xác định cụ thể cho từng sản phẩm. Các chi phí này được coi là biến phí.

- Phần vật liệu dùng cho sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ được coi là định phí.

Khoản mục chi phí Tài khoản Biến phí Định phí Chi phí hỗn hợp Ghi chú 1. Giá vốn hàng bán 632 x - -

2. Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp 621 x - -

3. Chi phí nhân công trực tiếp 622 x - -

4. Chi phí sản xuất chung 627 - - x

- Chi phí nhân viên phân xưởng 6271 - x -

- Chi phí vật liệu 6272 - - x (1)

- Chi phí dụng cụ sản xuất 6273 - - x (2)

- Chi phí khấu hao TSCĐ 6274 - x -

- Chi phí dịch vụ mua ngoài 6277 - - x

- Chi phí bằng tiền khác 6278 - x - (3)

5. Chi phí bán hàng 641 - - x

- Chi phí nhân viên bán hàng 6411 - x -

- Chi phí vật liệu bao bì 6412 - - x (4)

- Chi phí dụng cụ đồ dùng 6413 - x -

- Chi phí khấu hao TSCĐ 6414 - x -

- Chi phí dịch vụ mua ngoài 6417 - - x (3)

- Chi phí bằng tiền khác 6418 - x -

6. Chi phí quản lý doanh nghiệp 642 - - x

- Chi phí nhân viên quản lý 6421 - x -

- Chi phí vật liệu quản lý 6422 - x -

- Chi phí đồ dùng văn phòng 6423 - x -

- Chi phí khấu hao TSCĐ 6424 - x -

- Thuế, phí và lệ phí 6425 - - x (5)

- Chi phí dự phòng 6426 - x -

- Chi phí bằng tiền khác 6428 - x -

(2) Chi phí dụng cụ sản xuất: Được coi là chi phí hỗn hợp, nó là chi phí về công cụ, dụng cụ dùng để sản xuất tạo ra sản phẩm.

Là biến phí: Nếu một dụng cụ sử dụng có định lượng số sản phẩm sản xuất, vượt quá số sản phẩm này phải thay dụng cụ.

Là định phí: Nếu căn cứ vào thời gian sử dụng cụ để thay mà không quan tâm đến lượng sản phẩm sản xuất của sản phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(3) Chi phí dịch vụ thuê ngoài: Loại chi phí này bao gồm nhiều nội dung tùy theo phương thức trong hợp đồng thuê, có thể là định phí, hay chi phí hỗn hợp.

(4) Chi phí vật liệu bao bì của chi phí bán hàng: Là chi phí hỗn hợp.

Là biến phí: thay đổi theo lượng hàng hoá tiêu thụ như: vật liệu dùng cho bảo đảm, hoặc dùng cho sửa chữa TSCĐ ở khâu bán hàng…

(5) Thuế và lệ phí của chi phí quản lý: Gồm nhiều loại thuế và lệ phí khác nhau. Là biến phí: Gồm các lệ phí và thuế tính theo kết quả kinh doanh.

Là định phí: Gồm thuế môn bài, thuế nhà đất.

Sau khi phân loại chi phí thành chi phí khả biến và chi phí bất biến, ta sẽ phân tích biến động của những khoản chi phí khả biến. Những loại chi phí này đều bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố là lượng và giá, được phân tích theo mô hình chung như sau:

Lượng thực tế Lượng thực tế Lượng định mức × Giá thực tế × giá định mức × Giá định mức Biến động giá Biến động lượng

Tổng biến động

Sơ đồ 3.1: Mô hình tổng quát để phân tích biến phí

Đối với chi phí bất biến, ta chỉ có thể phân tích biến động bằng cách so sánh chi phí thực tế phát sinh và chi phí được dự toán cho những mức độ hoạt động khác nhau trong phạm vi phù hợp với doanh nghiệp của mình.

c. Xác định trung tâm chi phí

Trung tâm chi phí tiến hành phân nhóm gồm có bộ phận xuất nhập khẩu, bộ phận nhân sự, bộ phận kế toán, bộ phận sản xuất. Mỗi nhóm trưởng bộ phận chịu

trách nhiệm hoạt động liên quan đến hoạt động của bộ phận mình. Trưởng bộ phận có quyền và trách nhiệm trước ban giám đốc về các báo cáo, cụ thể:

- Bộ phận xuất nhập khẩu lập báo cáo tình hình chi phí liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm: chi phí đàm phán, ký kết hợp đồng, công tác phí, chi phí chuyên chở, vận chuyển hàng, …

- Bộ phận nhân sự lập báo cáo tình hình số lượng nhân viên hiện có tại công ty, các công việc nhân viên phải thực hiện, tiền lương phải trả, các khoản nộp BHXH, BHYT, BHTN, kinh phí công đoàn, …

- Bộ phận kế toán tập hợp tất cả các chi phí phát sinh tại công ty như: giá mua nguyên vật liệu, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác, …

Song song đó, kế toán thực hiện việc kiểm soát tài chính của công ty, tập hợp các báo cáo của các trung tâm, lập báo cáo tình hình thu chi trình cho giám đốc tài chính.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, trung tâm chi phí sẽ được chia thành hai trung tâm, gồm:

Trung tâm chi phí giá thành

Để tạo nên một sản phẩm thì thông thường gồm có ba loại chi phí: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Do đó, để xác định chi phí giá thành thì ta cần phải tập hợp chi phí phát sinh của ba loại chi phí này một cách đầy đủ.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là giá trị của nguyên vật liệu chủ yếu dùng vào việc sản xuất sản phẩm.

Chi phí nhân công trực tiếp là lương của công nhân tạo ra giá trị cho sản

phẩm thông qua sự tham gia trực tiếp của họ trong quá trình sản xuất.

Chi phí sản xuất chung là chi phí của các hoạt động phục vụ cho quá trình

sản xuất nhưng không liên quan trực tiếp đến một sản phẩm cụ thể. Những khoản chi phí này không dễ dàng phân loại là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hay chi phí nhân công trực tiếp, vì vậy chúng được phân loại là chi phí sản xuất gián tiếp. Ví dụ: lương của nhân viên phục vụ vệ sinh, lương nhân viên bảo trì máy móc, chi phí điện - nước dùng chung trong phân xưởng.

Trung tâm chi phí quản lý

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng kế toán quản trị tại công ty cổ phần khoáng sản và đầu tư Khánh Hòa Minexco (Trang 79)