Lựa chọn thông tin thích hợp cho việc ra quyết định

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng kế toán quản trị tại công ty cổ phần khoáng sản và đầu tư Khánh Hòa Minexco (Trang 99)

Trong điều hành sản xuất kinh doanh thì việc ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh nào là một việc làm hết sức quan trọng mà nhà quản trị phải cân nhắc. Việc sử dụng chỉ tiêu số dư đảm phí để phân tích các phương án sẽ giúp nhà quản trị lựa chọn các phương án kinh doanh thích hợp. Sau đây là một số các ứng dụng phân tích số dư đảm phí để ra quyết định kinh doanh:

Lựa chọn phương án kinh doanh khi thay đổi doanh thu và định phí:

Lấy ví dụ số liệu trên của công ty Minexco trong quý 1 năm 2013, giả sử đơn vị dự kiến tăng chi phí quảng cáo lên 40 triệu đồng khi đó doanh thu dự kiến sẽ tăng 2%, trong trường hợp các điều kiện khác không đổi, ứng dụng phân tích số dư đảm phí để cân nhắc xem có nên thực hiện phương án này không.

Khi đó:

=

Mức doanh thu thực hiện Tỷ lệ doanh thu

an toàn

Mức doanh thu an toàn

Sản lượng cần thiết = 30.739.281.569 + 30.000.000.000 230.771 = 263.202 (tấn) = 26.328.758.219 73.216.000.000 = 35.96%

- Doanh thu tăng 2% tương ứng: 73.216.000.000 đồng × 2% = 1.464.320.000 đồng. - Số dư đảm phí tăng thêm: 1.464.320.000 đồng × 65.56% = 960.008.192 đồng. - Định phí quảng cáo tăng thêm: 40.000.000 đồng.

- Lãi thuần tăng thêm: 920.008.192 đồng.

Như vậy nhà quản trị có thể lựa chọn phương án này.

Lựa chọn phương án kinh doanh khi thay đổi biến phí và lượng bán:

Lấy ví dụ trên, trong trường hợp công ty dự kiến giảm 1.500 đồng biến phí đơn vị, khi đó chất lượng sản phẩm sẽ giảm nên dự kiến chỉ bán được 190.000 tấn cát thành phẩm trong trường hợp các điều kiện khác không đổi.

Khi đó:

- Giảm biến phí đơn vị 1.500 đồng sẽ làm cho số dư đảm phí đơn vị tăng 1.500 đồng, từ 230.771 đồng lên 232.271 đồng.

- Tổng số dư đảm phí dự kiến: 190.000 × 232.271 = 44.131.490.000 đồng. - Trừ tổng số dư đảm phí hiện tại: 48.000.418.746 đồng.

- Số dư đảm phí giảm: 3.868.928.746 đồng

Vậy nếu lựa chọn phương án này, lãi thuần sẽ giảm 3.868.928.746 đồng. Vậy có thể cân nhắc không lựa chọn phương án này.

Lựa chọn phương án kinh doanh khi thay đổi định phí, giá bán và lượng bán:

Lấy ví dụ trên, nay thay đổi: tăng chi phí quảng cáo thêm 40 triệu đồng, giảm giá bán 5.000 đồng/ tấn và dự kiến mức tiêu thụ sẽ tăng 3%.

Khi đó:

- Giá bán giảm 5.000 đồng làm cho số dư đảm phí đơn vị giảm 5.000 đồng, còn 225.771 đồng. Mức tiêu thụ tăng 3% tương ứng 208.000 × 1,03 = 214.240 tấn. - Tổng số dư đảm phí ước tính: 214.240 × 225.771 = 48.369.179.040 đồng. - Trừ tổng số dư đảm phí hiện tại: 48.000.418.746 đồng.

- Số dư đảm phí tăng thêm: 368.760.294 đồng. - Trừ chi phí quảng cáo tăng thêm: 40.000.000 đồng. - Lãi thuần tăng thêm: 328.760.294 đồng.

Vậy nếu lựa chọn phương án này, lãi thuần sẽ tăng thêm 328.760.294 đồng. Công ty có thể cân nhắc lựa chọn phương án này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng kế toán quản trị tại công ty cổ phần khoáng sản và đầu tư Khánh Hòa Minexco (Trang 99)