Hệ sinh thái cỏ biển và bờ đá

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý tổng hợp vùng bờ (Trang 66)

b. Công thức Bijker

3.3.9 Hệ sinh thái cỏ biển và bờ đá

Sự phân bố tảo biển hoặc tảo lớn trên thế giới phần lớn bù cho sự phân bố của các rạn đá ngầm. Theo nhiều cách thức khác nhau, các rạn đá ngầm và các quần xã tảo biển tập trung ở môi trường biển có dòng năng lượng cao. Cả hai hệ sinh thái đều có năng suất cao, phức tạp và tự phát triển. Các hệ sinh thái tảo biển phát triển mạnh nhất ở các vĩ độ cao trên bờ đá và sỏi, nơi nhiệt độ không quá 200C.

Ngoài một số loài sống trôi nổi (ví dụ như loài tảo Sargassum ở biển Sargasso) hầu hết các tảo biển thường bám vào nền đá hoặc sỏi. Các quần xã tảo biển phát triển mạnh cả ở vùng thuỷ triều cao và vùng thuỷ triều thấp cho đến độ sâu 20- 40 m, tuỳ thuộc vào ánh sáng chiếu đến đâu. ở một số bờ biển “rừng” tảo phát

triển mạnh ở vùng bờ. Một ví dụ về rừng tảo biển là rừng tảo bẹ. Tảo bẹ lớn có thể phát triển dài đến 50 m và tốc độ sinh trưởng nhanh đến 45 cm một ngày. Đặc điểm phát triển của nhiều loài tảo là phát triển lá, trong đó các chức năng của thân và lá không khác biệt nhau, đó là đều chứa các túi khí giúp chúng nổi gần mặt nước, tạo khả năng quang hợp tối đa.

Mặc dù thực vật sống trong những điều kiện động để có chất dinh dưỡng oxy và cacbon, chúng vẫn phải thích nghi tốt để sống sót vượt qua các điều kiện cực đoan do sóng và các dòng chảy gây ra. Một số loài mọc dựa vào các phiến đá hoặc thân rất mềm dẻo tránh va chạm với đá cững.

Hình 3.16: Sự khác nhau ở bờ đá

Môi trường tảo biển tương đối khép kín thu hút nhiều động vật biển vì cơ hội về thức ăn và sự bảo vệ. Các quần xã tảo biển chỉ có ít loài, trong đó cũng chỉ có ít cá thể thích nghi tốt. Thường có sự phân vùng, liên quan đến mức ảnh hưởng của sóng.

Các bờ đá thường có tảo thạch y sống. Chúng phát triển nhiều ở Bắc bán cầu. Các loài tảo đuôi ngựa thường sống ở vùng biển nhiệt đới. Tảo thạch y ở vùng thuỷ triều lên và xuống chịu cao áp lực môi trường như thường xuyên bị ngập, khô và thay đổi nhiệt độ và độ mặn.

Phân bố các loài cỏ biển dọc bờ biển liên quan đến các yếu tố thuỷ triều, chất nền và sự tiếp xúc với năng lượng sóng. Trong một số trường hợp, dẫn đến sự phân vùng tách biệt, nhưng nói chung khó thấy sự phân vùng (xem hình 3.16).

Các bờ đá là chỗ dựa cho nhiều sinh vật, hầu hết là động vật chân bụng (ốc sên), động vật hai mảnh vỏ (hà, sò, trai) và động vật vỏ giáp xác (động vật chân tơ). Các sinh vật này thích nghi cao với dòng chảy và sóng mạnh.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý tổng hợp vùng bờ (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)