Dòng năng lượng qua hệ sinh thá

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý tổng hợp vùng bờ (Trang 47)

b. Công thức Bijker

3.2.2 Dòng năng lượng qua hệ sinh thá

Năng lượng là khả năng hoạt động. Trong các hệ sinh thái, nguồn năng lượng quan trọng nhất là ánh sáng mặt trời và các chất dẫn xuất dẫn xuất từ ánh sáng (các hợp chất hữu cơ được tạo ra từ ánh sáng thông qua quá trình quang hợp). Quang hợp là một quá trình phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời diễn ra trong mô thực vật và một số loài vi khuẩn. Nhờ quá trình này mà cácbonđioxit được đồng hoá thành các hợp chất hữu cơ giàu năng lượng. Một sản phẩm quan trọng của quá trình quang hợp việc nhả oxy. Đây chính là lý do vì sao thực vật được coi là lá phổi của trái đất. Năng lượng, nó không giống như chất dinh dưỡng, không tạo thành một dòng tuần hoàn từ một thành phần này của hệ sinh thái tới một thành phần khác. Tuy nhiên, dòng năng lượng từ thành phần hệ sinh thái này tới thành phần hệ sinh thái khác dưới dạng các chất hữư cơ và được phân huỷ tại mỗi một quá trình chuyển giao cho tới khi đạt được trạng thái (nhiệt) nghĩa là khi không còn sử dụng được cho các hệ sinh học nữa. Điều này được minh hoạ bằng tháp dinh dưỡng trên hình hình 3.2.

Hàng năm các đầm nước mặn sản xuất ra một lượng thực vật khổng lồ như cỏ hay ruộng ngô. Những cây cỏ này được bón bằng nguồn nước sông giầu chất dinh dưỡng và những vật chất còn lại sau khi thu hoạch được hòa lẫn vào dòng chảy của thuỷ triều. Tại nhiều nơi, các đầm nước mặn, cỏ biển hay các rừng ngập mặn là đơn vị quang hợp chính đối với toàn bộ hệ sinh thái bờ biển. Các nhà nghiên cứu ở GEORGIA (Mỹ) đã nhận thấy rằng 100% các chất hữu cơ đều được sản sinh dưới dạng các loài thực vật đầm lầy và được gọi là sản phẩm sơ cấp. Trong một đầm ngập mặn, có khoảng 5% thực vật bị các loài khác ăn trước khi

chúng bị chết và vì vậy chúng tham gia vào chuỗi thức ăn của động vật ăn cỏ. Khoảng 95% thực vật chết được các loài vi sinh vật phân huỷ thành mùn và tham gia vào chuỗi thức ăn thối rữa. 50% các loại mùn hữu cơ có trong hệ đầm lầy được chuyển thành các mức dinh dưỡng cao hơn trong chuỗi thức ăn. Mặc dù vậy, khoảng 45% lượng mùn hữu cơ này được chuyển từ đầm lầy tới các thuỷ vực xung quanh hệ sinh thái bờ biển (hình 3.3). Chất hữu cơ được mang đi là thành phần chính của chuỗi thức ăn của các cửa sông hay vùng nước ven bờ, do vậy nó cũng là một cơ chế liên kết các môi trường sống với nhau thành hệ sinh thái thống nhất.

Hình 3.3: Dòng năng lượng hệ đầm nước mặn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý tổng hợp vùng bờ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)