Các bên liên quan trong quản lý dải ven biển

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý tổng hợp vùng bờ (Trang 91)

b. Công thức Bijker

5.3.1. Các bên liên quan trong quản lý dải ven biển

Một khi cần lập quy hoạch thì rất cần nhiều bên có thể tham gia vào việc quy hoạch tài nguyên, kể cả các bên tư nhân cũng như chính phủ.

Các cơ quan chính phủ phải tham gia vào quá trình lập kế hoạch, qui hoạch vì những lí do sau:

- Nhiều nguồn tài nguyên là tài sản công cộng. Việc cung cấp một số sản phẩm hay dịch vụ nào đó chẳng hạn như việc khai thác tài nguyên của một khu bảo tồn tự nhiên về nguyên tắc là dành cho tất cả mọi người. Tuy nhiên cách làm như vậy có

thể dẫn tới việc cạn kiệt tài nguyên nếu xảy ra trường hợp đánh bắt cá quá nhiều hoặc có quá nhiều áp lực đối với khu bảo tồn tự nhiên đó.

- Hầu hết việc sử dụng các nguồn tài nguyên sẽ có tác động bất lợi đến các mục đích sử dụng khác và sẽ dẫn đến kết quả không tối ưu nếu ta không tính đến những tác động này. Một ví dụ về “tác động ngoại lai” là việc đổ rác thải xuống biển, việc làm này sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với nghề cá và các hoạt động giải trí. Sự can thiệp của Chính phủ nói chung là rất cần thiết để giảm bớt hoặc loại bỏ những tác động ngoại lai như vậy.

- Một số sản phẩm đầu ra của hệ thống khó có thể “định giá thị trường” được, ví dụ như môi trường trong sạch chẳng hạn. Rất có xác định việc “sẵn sàng chi trả” cho những sản phẩm đầu ra ấy. Xã hội chỉ có thể xác định người ta sẵn sàng chi trả bao nhiêu cho “nhu cầu chính đáng” đó thông qua quá trình quản lý của nhà nước. Điều này cũng đúng đối với việc cung cấp các “nhu cầu cơ bản của con người” (như uống nước sạch) cho những người không thể chi trả cho các nhu cầu của họ.

- Đầu ra của hệ thống có thể bổ trợ nhau, ví như việc sử dụng không gian cho nghề cá và hoạt động khai khoáng. Việc này nói chung cần có sự can thiệp của chính phủ nhằm đạt được sự bình đẳng trong việc phân phối dịch vụ và sản phẩm.

Nhiều cấp chính quyền sẽ tham gia vào quá trình ra quyết định. Ở cấp quốc gia, rất nhiều bộ sẽ tham gia vào quá trình này (Bộ Thủy sản, khai khác khoáng sản, giao thông vận tải, môi trường,…). Các cơ quan ở các cấp thấp hơn cũng sẽ tham gia như các cơ quan cấp tỉnh, địa phương, các ban và thành phố liên quan đến nước khu vực có cùng lợi ích trong việc phát triển dải ven bờ.

Điều này có nghĩa là cơ cấu ra quyết định rất phức tạp vì những cơ quan này sẽ không muốn chia sẻ thẩm quyền chỉ với một cơ quan quản lý như cơ quan quản lý dải ven bờ.

Bên cạnh đó, còn có những nhóm tư nhân có cùng lợi ích đại diện cho người sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp của hệ thống. Ví dụ như ngư dân, công nghiệp dầu mỏ, chủ tàu… Các tổ chức bảo tồn tự nhiên tư nhân cũng đóng vai trò ngày càng tích cực thông qua ảnh hưởng của họ tới công luận và hệ thống chính trị.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý tổng hợp vùng bờ (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)