Ngành dịh vụ khá nhau Æ ăn việ làm

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý tổng hợp vùng bờ (Trang 143)

ăn việc làm

hiễm môi trường, gây cạnh tgianh về nhân lực đối với các ngành khác

ờng cho các tập quán xấu ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới du nhập vào (hoặc một số văn hoá phẩm độc hại). Giao thông át triển mạnh để phục vụ du lịch

Dân cư và các công trình công cộng khác

nh công cộng được phát triển để phục vụ khách du lịch

* Chú thích Không tác động: 0 Tác động rất ít: -- Tác động vừa: + Tác động mạnh: ++

8. 4. Quy hoạch tổng thể vùng bờ biển Hải Hậu – Nam Định.

Toàn huyện Hải Hậu – Nam Định có 32 xã (trong đó có 6 xã tiếp giáp với biển) và 3 thị trấn, 45 hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, 12 hợp tác xã sản xuất muối, 10 hợp tác xã khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản.

Hiện nay, vùng biển Hải Hậu – Nam Định đang phải đương đầu với hiện tượng xói lở bờ biển. Có hai giải pháp để khắc phục hiện tượng này:

+ Giải pháp thứ nhất: Di dân khi biển tiến.

+ Giải pháp thứ hai: Xây dựng công trình bảo vệ bờ.

8. 4.1 Di dân.

Nếu thực hiện theo hướng này có nghĩa là chúng ta cho phép sự xói mòn diễn ra một cách tự nhiên và quản lý việc di dân khi biển tiến. Cách này sẽ có một số tác động chính như sau:

- Thiệt về tài sản của nhà nước như trụ sở cơ quan, đường xá, cầu cống và các công trình phúc lợi khác.

- Mất đất ở và đất sản xuất.

- Chi phí cho tái định cư và chiến dịch di dời. - Chi phí cho việc di chuyển đê vào sâu bên trong.

- Vẫn phải chịu những tác động do lũ lụt mặc dù khu vực đó không bị xói mòn. - Gây tác động nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên, đặc biệt là môi trường cảnh quan. Như đã trình bày trong phần mục đích: Chúng ta quản lý vấn đề con người, nguồn tài nguyên thiên nhiên và hệ thống môi trường. Nếu phương án này được thực hiện tốt cuộc sống của nhân dân có thể được an toàn. Còn về mặt tài nguyên thiên nhiên và môi trường cách này không đáp ứng được. Nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ bị suy giảm nếu bờ biển bị xói mòn, môi trường cảnh quan cũng sẽ bị mất dần và vùng đất bị xói mòn sẽ trở lên cằn cỗi và hoang vu.

Đương nhiên, phương hướng này sẽ tìm cách để giảm các mất mát bằng việc quy hoạch và quản sự di dời của nhân dân và tài sản trước khi có thiên tai xảy ra. Để thực hiện được điều này chúng ta phải xây dựng hệ thống dự báo cảnh báo thời tiết, thuỷ văn, hải văn. Ngoài ra chúng ta cũng phải thường xuyên theo dõi, nghiên cứu trầm tích ven bờ, dự báo khả năng gây bồi hoặc xói mòn của vùng bờ. Ước tính tổng kinh phí chi cho công việc trên sẽ rất tốn kém. Nhưng đây chỉ là các biện pháp dự báo và có thể cho kết quả chính xác.

Vấn đề di dân và tái định cư sẽ gặp một số khó khăn không thể tránh khỏi, đó là giúp nhân dân bắt nhịp với cuộc sống mới, ổn định và yên tâm đi và lao động sản xuất.

Mặt khác, mật độ dân số ở các xã xung quanh cũng rất cao thay đổi từ 789 người/ km2 ở xã Hải Đông đến 1643 người/km2 ở xã Hải Triều (khu vực đang có nguy cơ đe doạ lớn nhất). Trong tình trạng này, đất có một giá trị rất cao và việc tìm một địa điểm để di dân là một việc làm vô cùng khó khăn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý tổng hợp vùng bờ (Trang 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)