Sóng và gió

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý tổng hợp vùng bờ (Trang 129)

21. Vào ngày cuối cùng của hội nghị, tất cả các đại biểu đã nhất trí về văn bản cuối cùng của tuyên bố hội nghị, phản ánh quan điểm nhất trí cần hành động để tăng

8.2.2.3. Sóng và gió

Do các đặc trưng của sóng phụ thuộc vào mực nước, hướng gió và vận tốc gió do đó sóng cũng được phân ra làm 2 loại là sóng mùa đông và sóng mùa hè.

Trong mùa đông hướng sóng chủ đạo là Đông Bắc – Tây Nam chếch với đường bờ góc nhỏ nên ít gây nguy hại mấy cho đường bờ biển. Tuy nhiên đôi khi cũng có những lúc trong mùa đông hướng gió trùng với hướng gió mùa Đông Bắc và tạo với đường bờ biển một góc 300÷ 450 gây nguy hại đáng kể đến vùng bờ biển. Gió mùa Đông Bắc thường có tần suất lớn, tốc độ khá mạnh, giá trị cực đại có thể đạt tới 25m/s. Trong một năm, vào thời gian có các đợt gió mùa Đông Bắc cũng là lúc địa hình bãi biển biến động mạnh, do đó đường bờ vùng Đông Bắc cũng là lúc địa hình bãi bị biến động mạnh vì vậy đường bờ vùng ven biển diễn biến rất bất thường.

Sóng mùa hè có hướng vuông góc với bờ biển. Đây là một đặc điểm rất bất lợi đối với vùng bờ biển Hải Hậu – Nam Định. Mặt khác với điều kiện bờ biển không có vật cản hay bất kỳ một vật che chắn nào nên sóng tác động trực tiếp vào bờ biển gây xói mòn đường bờ biển.

Gió mùa Đông Nam diễn ra cùng thời kỳ các trận bão, lũ. Hướng gió thịnh hành trong mùa này là Nam và Đông Nam. Gió mạnh trong các cơn bão là một trong những nguyên nhân gây biến đổi địa hình lớn trong những khoảng thời gian ngắn. Các con sóng khi gặp bão về sẽ xuất hiện hiện tượng nước dâng và sóng lừng nên có sức công phá rất lớn.

Từ đặc điểm địa hình kết hợp với đặc điểm của sóng và gió ta thấy sóng ở vùng biển Hải Hậu – Nam Định có hệ số lớn và tác động trực tiếp đến vùng ven bờ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý tổng hợp vùng bờ (Trang 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)