b. Công thức Bijker
3.1 Giới thiệu
Dải ven biển là vùng chuyển tiếp từ ảnh hưởng vùng đất liền sang ảnh hưởng của biển. Thuỷ triều, sóng, nguồn nước ngọt đổ ra biển và vùng nước nông tạo nên một môi trường với các điều kiện thường xuyên thay đổi. Trong một môi trường như vậy sẽ có nhiều trạng thái: từ nước mặn tới nước ngọt, từ đá cứng tới hạt đất mịn, từ sáng tới tối, từ nước đục tới vùng nước trong, từ vùng nước đọng tới vùng chảy nhanh, từ trạng thái chìm tới trạng thái nổi…
Phân hệ hữu sinh bao gồm một số hệ sinh thái với các quần xã vô cùng đa dạng, đã thích ứng với điều kiện sống tại vùng chuyển tiếp này. Phân hệ hữu sinh thích ứng với tính đa dạng và năng suất sinh học nổi trội là đặc điểm của dải ven biển. Tính từ biển sâu tới núi cao nhất thì dải ven biển là nơi có năng suất tối ưu. Hệ sinh thái ven biển cũng tạo điều kiện cho các chức năng sinh thái (chức năng tự nhiên) và tạo ra các mặt hàng tự nhiên cho con người. Việc duy trì hệ sinh thái này để có thể phục vụ cho các chức năng sinh thái tự nhiên là điều không thể thiếu để phát triển bền vững hệ sinh thái của trái đất.
Chương này sẽ trình bày những quá trình sinh thái chủ chốt được coi là quan trọng nhất trong việc duy trì hệ sinh thái dải ven biển, các hệ sinh thái chính của dải ven biển và các khía cạnh khác như chất lượng nước, điều cũng rất quan trọng đối với quản lý dải ven biển. Dưới đây là các định nghĩa cơ bản:
Sinh thái học nghiên cứu mối quan hệ giữa các sinh vật và môi trường
xung quanh chúng, nghiên cứu sự tương tác giữa các nhân tố hữu sinh và các nhân tố vô sinh.
Nơi cư trú là môi trường trong đó sinh vật sống như đầm lầy, bờ biển, nước, bãi biển, đầm phá và bãi bùn.
Quần thể là toàn bộ các cá thể thuộc cùng một loài cùng sống tại một địa điểm nhất định.
Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật sống tại một khu vực nhất định có
quan hệ tương tác với nhau.
Ổ sinh thái là khu vực riêng, trong đó một sinh vật có thức ăn và phản ứng
cách sống của một sinh vật. Vai trò hoặc chức năng của một loài trong hệ sinh thái. Nếu nơi cư trú là địa chỉ của sinh vật, thì ổ sinh thái là nghề của nó.
Hệ sinh thái là một quần sinh vật tương tác với nhau và với môi trường mà
chúng sinh sống ví dụ như hệ sinh thái rạn san hô ngầm, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái hồ nước mặn v.v…
Tính đa dạng là thước đo sự giàu có và khả năng phục hồi của một hệ sinh
càng đa dạng thì càng có khả năng phục hồi càng cao khi nó phải chịu sự rủi ro từ việc phát triển kinh tế xã hội ở dải ven biển.