SỰ ĐA DẠNG CỦA CÁC CHỨC NĂNG, LỢI ÍCH VÀ XUNG ĐỘT 5.1 Giới thiệu

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý tổng hợp vùng bờ (Trang 87)

b. Công thức Bijker

SỰ ĐA DẠNG CỦA CÁC CHỨC NĂNG, LỢI ÍCH VÀ XUNG ĐỘT 5.1 Giới thiệu

5.1 Giới thiệu

Giống như tất cả các môi trường tự nhiên, dải ven biển và các hòn đảo nhỏ cung cấp một số chức năng và quá trình thiết yếu đối với phúc lợi xã hội kinh tế của con người. Phúc lợi của người phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào khả năng sẵn có của hàng hóa và dịch vụ môi trường mà hệ thống biển và ven bờ có thể cung cấp. Vì dải ven biển chính là khu vực chuyển tiếp hẹp giữa đất liền và biển cả, đặc trưng bởi hệ sinh thái đa dạng như các rạn san hô, rừng ngập mặn, bãi biển, cồn cát và các vùng đất ngập nước, nhiều chức năng được thực hiện trên một khu vực nhỏ. Sự tập trung các chức năng cùng với vị trí không gian làm cho dải ven biển và đảo nhỏ trở thành địa điểm thu hút người dân tới sống tại các dải ven biển. Có thể dự báo rằng khoảng 50 đến 70% dân số sẽ sống tại vùng ven biển. Tốc độ phát triển kinh tế – xã hội của các vùng ven biển, cũng như mức tăng dân số ở đó là chưa từng có (WCC93, 1994).

Trong điều kiện chung, các chức năng môi trường (do De Groot (1992) định nghĩa là “Khả năng của môi trường tự nhiên cung cấp hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của con người một cách bền vững”, có thể phân thành các loại như chức năng

điều chỉnh, chức năng sản xuất và sử dụng và các chức năng thông tin (De Groot; Vellinga et al. 1994). Bảng 5.1 cho biết tổng quan của tất cả các chức năng môi trường

theo các tài liệu. Ngoại trừ một số chức năng (chẳng hạn như bảo vệ chống lại ảnh hưởng có hại từ vũ trụ), các chức năng này đều liên quan đến dải ven biển và các đảo

nhỏ. Việc đánh giá chức năng nào là quan trọng nhất đối với một dải ven biển phụ thuộc vào các đặc điểm sinh thái, hoàn cảnh kinh tế xã hội và các mục tiêu quản lý đối

với khu vực đó.

Theo dòng thời gian, dải ven biển ngày càng trở thành nơi phát triển không bền vững vì đất đai và các tài nguyên thiên nhiên khác bị sử dụng không có kế hoạch với mục tiêu mang lại lợi nhuận tối đa. Điều này đã dẫn đến việc đất đai và các hệ sinh thái với các chức năng cụ thể nào đó bị khai thác quá mức. Việc khai thác đó không chỉ làm cạn kiệt tài nguyên mà chức năng đó cung ứng mà còn làm cho các chức năng khác cũng không tránh khỏi thực trạng không thực hiện được chức năng của mình.

Sự thực hiện các chức năng trong bất kỳ một hệ tự nhiên ven bờ nào cũng có thể được những thành viên khác nhau trong cộng đồng dân cư ven bờ đánh giá theo những cách khác nhau do các nguồn tài nguyên (bao gồm cả không gian và lớp nền) mà các chức năng này cung cấp được xem xét theo những quan điểm khác nhau. Mặc dù vậy, do các áp lực nội tại và bên ngoài, khi mà một hoặc nhiều chức năng không thể thực hiện được hết khả năng của nó thì có thể sẽ nảy sinh các xung đột. Ví dụ khi rừng ngập mặn bị ô nhiễm vượt quá khả năng lọc, hoặc bị chặt phá hoặc phát quang một cách vô tội vạ thì sẽ phải trả giá cho ngành thủy sản vì không có nơi cho

cá sinh sản và điều đó cũng đồng nghĩa với việc ảnh hưởng đến một bộ phận dân cư vốn sống bằng nghề ngư. Sự duy trì bền vững tất cả các chức năng có thể tạo ra lợi nhuận kinh tế cao hơn trong thời gian dài hơn.

Bảng 5.1: Tổng quan về các chức năng của môi trường

Các chức năng qui định Chức năng sử dụng và cung cấp

* Bảo vệ tránh ảnh hưởng có hại tầm vĩ mô Tạo không gian và các lớp

* Qui định cân bằng năng lượng vi mô và vĩ mô Môi trường sống và lập nghiệp cho con người * Qui định về thành phần hóa học của khí quyển Trồng cấy (Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản) * Qui định về thành phần hóa học của biển Bảo toàn năng lượng

* Qui định về khí hậu (toàn cầu và địa phương) bao gồm cả chu trình thủy văn

Du lịch và giải trí và bảo vệ tự nhiên * Qui định về dòng chảy và phòng lũ (BV lưu vực) Sản xuất oxy

* Nguồn nước lưu vực và nước hồi qui Nước (uống, tưới, công nghiệp …) * Chống xói mòn và bồi lắng Thức ăn và dinh dưỡng

* Hình thành lớp thổ nhưỡng và bảo toàn độ phì Bảo vệ nguồn gen * Tích năng lượng mặt trời và tạo sinh khối Nguồn dược liệu

* Dự trữ và tái sử dụng các chất hữu cơ Các sản phẩm sử dụng công nghiệp dệt

* Dự trữ và tái sử dụng dinh dưỡng Các sản phẩm sử dụng trong công nghiệp và XD * Dự trữ và tái sử dụng nguồn thải của người Hóa sinh (không kể chất đốt và dược liệu) * Qui định về cơ chế kiểm soát sinh học Chất đốt và năng lượng

* Bảo vệ sự di trú và sinh vật non Cỏ khô và chất dinh dưỡng * Bảo tồn đa dạng sinh học (gen) Nguồn trang trí

Chức năng thông tin và giá trị nội tại của tự nhiên Thông tin thẩm mỹ

Các thông tin về tôn giáo Thông tin lịch sử

Cảm xúc về văn hóa nghệ thuật Các thông tin về khoa học và giáo dục

Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển bền vững. Một trong số đó phát biểu rằng phát triển bền vững dải ven biển và đảo nhỏ chỉ thực hiện được khi nó tạo cho hệ thống ven biển khả năng tự tổ chức, nghĩa là tự thực hiện tất cả các chức năng tiềm tàng mà không gây ra các ảnh hưởng bất lợi đối với các hệ tự nhiên hoặc người khác. Khai thác quá mức các nguồn tài nguyên, ô nhiễm, đô thị hóa v.v… có thể kiềm chế dẫn tới phá hủy các chức năng quan trọng đối với cung cấp tài nguyên ít được đánh giá về mặt tài chính, hoặc duy trì khả năng phục hồi của hệ ven biển trước những biến động ngoại lai. Ảnh hưởng của phát triển không bền vững có thể cuối cùng dẫn đến sự suy thoái các hệ tự nhiên, mà chính nó bảo vệ chúng ta khỏi ảnh hưởng của biển, môi trường sống của nhiều loài sinh vật và thức ăn cho con người và khiến nảy sinh nhiều nguy cơ lớn đối với sức khỏe cộng đồng.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý tổng hợp vùng bờ (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)