Phân loại và định nghĩa bờ biển

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý tổng hợp vùng bờ (Trang 31)

b. Sóng nước dâng và sóng leo

2.3.2.1 Phân loại và định nghĩa bờ biển

Goldsmith phân biệt 4 nhóm cồn cát cơ bản:

Cồn cát với thảm thực vật tự phát triển tại chỗ: Sự phát triển của cồn cát có liên quan chặt chẽ với thảm thực vật. Cát ở bãi biển bị giữ lại trong thảm thực vật của cồn cát. Những loại thực vật đặc trưng của cồn cát (như cỏ maram) được nuôi dưỡng và phát triển bởi nguồn cát mới. Một số loại thực vật có thể chịu được cát vùi sâu đến 1m. Độ cao của cồn cát chỉ đến một giới hạn nhất định vì nguyên lý cân bằng giữa lượng cát bị giữ lại và sinh trưởng của thực vật trên nó.

Medanos: là dạng cồn cát hình thành trên các bãi biển khô hạn, ở đó vai trò của thực vật ít quan trọng hơn. Medanos có thể dịch chuyển vào sâu trong đất liền theo các cồn ngang. Độ cao của chúng lớn hơn nhiều so với cồn cát có thảm thực vật.

Cồn cát nhân tạo: là dạng cồn cát tồn tại nhờ việc trồng cỏ hay làm hàng rào. Chúng không đơn thuần là những cồn cát nhân tạo vì chúng lớn lên nhờ sự tích tụ

cát do gió thổi một cách tự nhiên cộng với ý tưởng của con người lựa chọn vị trí để giữ cát. Ví dụ điển hình là các con đê tại rất nhiều nơi dọc bờ biển Hà Lan và đặc biệt là dọc bờ biển quần đảo Wadden.

Cồn cát dạng parabol: thường được hình thành từ những biến cố lớn xảy ra với bãi ngoài của bờ biển. Sự phát triển của chúng có thể liên quan đến cả sự sinh trưởng của thực vật cũng như lượng cát cung cấp.

Ngoài 4 nhóm cồn cát nói trên, Goldsmith còn đưa thêm khái niệm “Dải cát”. Dải cát được định nghĩa là vùng cát chủ yếu do gió tải đến, nơi không có các cồn cát và có bề mặt nhẵn. Sự tồn tại của các dải cát liên quan đến nguồn cung cấp nguồn cát, trong điều kiện sinh trưởng của thực vật không đủ sức giữ cát lại. Dải cát thường hình thành trong điền kiện khí hậu khô.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý tổng hợp vùng bờ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)