Dòng chảy biển và các quá trình liên quan đến dòng chảy.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý tổng hợp vùng bờ (Trang 30)

b. Sóng nước dâng và sóng leo

2.3.2 Dòng chảy biển và các quá trình liên quan đến dòng chảy.

Dòng chảy ven bờ được tạo bởi gió, sóng, thuỷ triều, nước dâng hoặc sự thay đổi của khí hậu. Phần này sẽ giới thiệu tóm tắt các quá trình đó, mà không đi sâu vào việc mô phỏng chúng bằng các phương trình toán học.

Quĩ đạo chuyển động của sóng tiến không khép kín. Đây chính là nguyên nhân tạo ra dòng chảy cục bộ hoặc thậm chí là dòng chảy khá lớn do gió. Khi điều này duy trì trong một khoảng thời gian dài, nó có thể là tác nhân quan trọng gây nên vận chuyển bùn cát ra khơi hay vào bờ, đặc biệt là vận chuyển ra khơi, ở gần vùng

sóng vỡ . Sự tán xạ năng lượng do sóng vỡ sinh ra chuyển động trong vùng sóng vỡ, tạo ra dòng chảy cục bộ. Khi sóng vượt qua sóng vỡ, hướng vận chuyển ngang tương đối đều được duy trì (ngoại trừ ở vùng sóng vỡ, nơi có quá trình rối mạnh xảy ra). Sóng hầu hết thường tiếp cận bờ biển theo một góc nào đó. Đó là nguyên nhân sinh ra thành phần dòng chảy dọc bờ. Dòng dọc bờ là nguyên nhân chủ yếu gây nên vận chuyển bùn cát dọc bờ. Nước từ vùng sóng vỡ tương tác với nước ở phía ngoài biển là nguyên nhân tạo ra các dòng xoáy. Vì vận tốc dòng chảy cục bộ có thể đạt tới giá trị từ 0.5 - 1.5 m/s nên rất nguy hiểm cho những người tấm biển thiếu kinh nghiệm.

Dòng chảy ven bờ do thuỷ triều (đôi khi gọi là dòng triều ngang) là dòng chính ở ngoài vùng sóng vỡ. Hướng của chúng thay đổi theo từng pha triều (dòng rút hay dòng dâng). Chỗ nước càng nông thì vận tốc dòng triều tạo ra càng nhỏ do ma sát đáy .Đặc biệt, gần các cửa lạch ven bờ, các dòng chảy do sóng và thuỷ triều tương tác với nhau tạo ra bức tranh dòng chảy phức tạp.

Nước dâng do bão là độ dâng mực nước do bão gây ra. Do phân bố áp lực gió tăng dần từ tâm bão ra ngoài nên mặt nước biển hình thành mặt nghiêng theo nguyên lý áp lực thuỷ tĩnh theo hướng ngược lại. Dọc bờ biển mực nước dâng do bão khác nhau dẫn đến mực nước biển tổng cộng khác nhau. Điều đó dẫn đến sự hình thành dòng ven bờ.

Gió thổi trên mặt nước tạo ra dòng chảy. Điều này thấy khá rõ ở những khu vực độ sâu nước tương đối nhỏ như ở các đầm phá. Phân bố theo chiều đứng của dòng chảy do gió cho thấy nó thực sự là dòng mặt vì vận tốc dòng lớn nhất ở sát mặt nước và giảm nhanh khi xuống sâu. Dòng mặt thường có hướng trùng hướng gió, vận tốc bằng khoảng 2 - 3% tốc độ gió(CERC,1984). Nếu có một dòng do gió chuyển động nhanh vào bờ (ví dụ như trong giông bão) thì sẽ có một dòng ngược hướng ra biển được hình thành ở gần đáy. Vì nồng độ bùn cát cao nhất thường ở gần đáy, cơ chế dòng chảy nói trên sẽ mang một lượng lớn bùn cát từ trong bờ ra biển.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý tổng hợp vùng bờ (Trang 30)