Vùng cửa sông và đầm phá

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý tổng hợp vùng bờ (Trang 60)

b. Công thức Bijker

3.3.4 Vùng cửa sông và đầm phá

Cửa sông là vùng nước ven biển nửa khép kín, liên kết tự do với biển

khơi và trong đó nước biển trộn lẫn nước ngọt được đưa đến từ đất liền. Đầm phá là một khoảng nước nông gần biển hoặc thông với biển và một phần hoặc hoàn toàn tách ra khỏi biển bởi một dải đất hẹp, dài và thấp, rạn san hô, đảo chắn sóng, bãi cát hoặc mũi đất. Các cửa sông và đầm phá liên kết nhiều kiểu hệ sinh thái đã nêu ở trên.

Các đầm phá và cửa sông siêu mặn hình thành do bốc hơi nước mạnh, ít bị tác động của thuỷ triều và có tương đối ít nước ngọt bổ sung từ thượng lưu tạo nên một môi trường độc đáo, trong đó độ mặn cao (ở một số vùng độ mặn lên tới 60 ‰). Sinh vật ở môi trường này rất thích nghi với các điều kiện vật lý khắc nghiệt và trong một số trường hợp chúng còn tạo nên một hệ thống cho sản lượng cao. Toàn bộ sự cân bằng động học của cửa sông xoay quanh và phụ thuộc nhiều vào sự lưu thông của nước và độ mặn. Dòng nước lưu thông dọc và ngang vận chuyển các chất dinh dưỡng, thúc đẩy sinh vật phù du, ẩn giấu các ấu trùng của cá, động vật vỏ giáp, cuốn đi rác thải, làm sạch các chất ô nhiễm, điều tiết độ mặn và vận chuyển bùn cát. Một yếu tố quan trọng nữa là độ mặn ở cửa sông. Gradient độ mặn cao nhất và ổn định nhất ở ngoài khơi và giảm dần qua cửa sông và bằng 0 tại một khoảng cách nào đó ở các nhánh sông đổ vào đầm phá và cửa sông. Các đầm phá duy trì độ mặn gần bằng độ mặn trung bình của biển hoặc cao hơn nhiều nếu sự trao đổi với biển bị hạn chế và sự bốc hơi nước cao. Do phạm vi và sự biến thiên rộng của độ mặn, các vùng nước này là nơi cư trú cho nhiều loại động vật khác nhau, là những loài đã thích nghi với sự chịu mặn cao.

Môi trường cửa sông và đầm phá là những ví dụ điển hình của những hệ sinh thái kết hợp, cân bằng giữa các thành phần vật lý và sinh học và do đó năng suất sinh học cao. Hệ thống này bao gồm nhiều hệ thống con liên kết với nhau do nước triều rút và dòng nước theo chu trình thuỷ văn (dòng nước ngọt) và chu trình thuỷ triều. Cả hai cung cấp năng lượng hỗ trợ cho toàn bộ hệ thống này.

Năng suất

Cửa sông và đầm phá có mức năng suất cao (xem hình 3.10). Năng suất thay đổi theo vĩ độ, mùa và một số đầu vào vật lý và hoá học quan trọng của hệ sinh thái.

Cửa sông là môi trường không ổn định cho hỗn hợp của nước ngọt và nước mặn biến đổi. Do các điều kiện vật lý ở cửa sông hay thất thường, tính đa dạng loài ở đây tương đối thấp. Tuy nhiên, điều kiện thức ăn rất thuận lợi và do đó cửa sông giàu về sinh khối.

Cửa sông và đầm phá có nhiều chức năng tự nhiên quan trọng gồm (i) cung cấp nguồn chất dinh dưỡng và chất hữu cơ cho các vùng nước ngọt và vùng ven biển thông qua hoạt động thuỷ triều (ii) là môi trường sống cho nhiều loài cá và động vật thân giáp có tầm quan trọng về thương mại và giải trí và (iii) là địa điểm thuận lợi cho đẻ trứng, nhân hoặc ương giống cho nhiều loài cá có vây, động vật thân giáp và nhiều loài di cư có tầm quan trọng về kinh tế.

Từ rất lâu, các vùng nước ven biển này đã hỗ trợ cho sự định cư của con người. Ngày nay, các cửa sông và đầm phá diễn ra nhiều hoạt động kinh tế xã hội như vận tải thủy, xây dựng cảng, nuôi trồng thuỷ sản, vui chơi giải trí, phát triển nhà ở, nhưng cũng là nơi chôn lấp chất thải.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý tổng hợp vùng bờ (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)