Quản lý tổng hợp vùng ven biển

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý tổng hợp vùng bờ (Trang 112)

b. Công thức Bijker

6.5. Quản lý tổng hợp vùng ven biển

Mặc dù mục tiêu ban đầu của IPCC là đánh giá tính dễ bị tổn thương vùng ven biển của một nước nào đó do thay đổi khí hậu và sự gia tăng mực nước biển gây ra, nhưng rất nhiều đánh giá cho thấy sự thay đổi khí hậu thường không phải là vấn đề nghiêm trọng nhất, đặc biệt là ở các khu vực sức ép do gia tăng dân số và phát triển kinh tế nảy sinh ra các vấn đề và hiểm hoạ. Tuy nhiên, như đã nêu trên, các hoạt động phát triển hiện nay có ảnh hưởng xấu đến khả năng phục hồi của hệ sinh thái ven biển và theo đó là khả năng phải đối đầu với sự thay đổi khí hậu và sự gia tăng mực nước biển. Chẳng hạn khi các rừng ngập mặn bị khai thác, chặt hạ một cách không bền vững thì sẽ phải trả giá rất đắt cho khả năng tạo ra một vùng đệm bảo vệ đất trước những biến động của biển. Khi khí hậu thay đổi và sự mực nước biển gia tăng, hệ sinh thái rừng ngập mặn sẽ trở nên quan trọng hơn hiện nay vì nó là lá chắn bảo vệ vùng ven biển không bị xói mòn và ngập lụt. Điều này muốn cảnh báo rằng nếu các vấn đề ở vùng ven biển không được đề cập và xem xét đầy đủ thì nó sẽ càng dễ bị tổn hại hơn khi có sự thay đổi khí hâu và sự gia tăng mực nước biển và lúc đó sự thay đổi khí hậu sẽ trở thành một vấn đề nghiêm trọng (WCC’ 93, 1994).

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực của các quốc gia và địa phương, các phương pháp tiếp cận hiện nay về quản lý vùng ven biển thường không đủ để đạt được sự phát triển bền vững. Do đó, các tài nguyên ven biển đang bị suy thoái và thất thoát ở nhiều khu vực trên thế giới. Các biện pháp làm sạch, tái tạo và bảo tồn tốn kém sẽ cần thiết để tránh tiếp tục làm suy giảm khả năng tồn tại của các cộng đồng địa phương và tránh sự gia tăng hơn nữa tính dễ bị tổn thương đối với sự thay đổi khí hậu và sự gia tăng mực nước biển trong thời gian dài hơn.

Như vậy, cần đề ra một số chính sách giải quyết những mâu thuẫn trong sử dụng tài nguyên cũng như tìm kiếm sự cân bằng giữa các lợi ích kinh tế trước mắt với lợi ích môi trường dài hạn hơn. Nói cách khác, cần đề xuất và thực hiện các quyết định mang tính tổng hợp phục vụ tốt nhất nhu cầu của xã hội đương thời và trong tương lai.

Quản lý tổng hợp vùng ven biển (ICZM) cho đến nay được thừa nhận là quá trình thích hợp nhất để giải quyết các thách thức của vùng ven biển hiện tại và lâu dài (WCC’ 93, 1994). ICZM tạo cơ hội cho các xã hội ở vùng ven biển hướng tới sự phát triển bền vững. Quản lý tổng hợp để dàn xếp các mâu thuân giữa các đối tượng khai thác và sử dụng dải ven biển là mục tiêu của hoạt động này. Hơn nữa, ICZM cho phép tính đến các tài nguyên và các lợi ích hiện tại và trong tương lai của vùng

ven biển. Thông qua việc tính toán các lợi ích ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, ICZM có thể kích thích sự phát triển kinh tế, tài nguyên vùng ven biển, làm giảm thiểu sự suy thoái các hệ thống tự nhiên. Ước tính các nhân tố trong tương lai, kể cả thay đổi khí hậu, ICZM có thể cung cấp khung hành động mà theo đó có các phản ứng linh hoạt để đối phó với sự không chắc chắn này. Tóm lại, ICZM có thể cung cấp cho các nước vùng ven biển quy trình đẩy mạnh sự phát triển kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống (WCC’ 93, 1994).

Tại Hội nghị Quốc tế về vùng ven biển, ICZM được định nghĩa như sau:

Quản lí tổng hợp vùng ven biển bao gồm việc đánh giá, xây dựng các mục tiêu, hoạch định, quản lý tài nguyên và các hệ thống vùng ven biển theo hướng tiếp cận tổng hợp có xét đến các yếu tố lịch sử, văn hóa, truyền thống và mâu thuẫn về lợi ích của các bên liên quan. Đây là một quá trình liên tục và phát triển đểđạt được sự

phát triển bền vững.

Mục tiêu chính của bất cứ chương trình ICZM nào về cơ bản là khuyến khích sự thay đổi cách ứng xử của con người để đạt được mục tiêu mong muốn. Mục đích của việc quản lý là tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và thúc đẩy tiến trình thực hiện. Nói chung, mục tiêu liên quan đến hàng hóa, dịch vụ, các giá trị được tạo ra, được tiêu thụ hoặc bảo tồn. ICZM có thể dự báo và đáp ứng các nhu cầu của xã hội vùng ven biển. Sự tham gia của công chúng vào hoạch định và thực thi ICZM là rất cần thiết.

Để thành công, quản lý tổng hợp vùng ven biển cần bao hàm các yếu tố sau (Biglsma et al, bản soạn thảo):

- Tổng hợp các chương trình và kế hoạch về phát triển kinh tế, quản lý chất lượng môi trường và sử dụng đất;

- Tổng hợp các chương trình ngành về sản xuất thực phẩm gồm ngành nông nghiệp và nghề cá, năng lượng, giao thông vận tải, tài nguyên nước, xử lý chất thải và du lịch;

- Tổng hợp các nhiệm vụ quản lý vùng ven biển từ hoạch định và phân tích đến thực thi, vận hành, bảo dưỡng, giám sát và đánh giá thường xuyên

- Tổng hợp các trách nhiệm quản lý ở các cấp khác nhau từ trung ương đến địa phương, nhà nước/tỉnh, khu vực, quốc gia, quốc tế và giữa các khu vực nhà nước và tư nhân;

- Tổng hợp các tài nguyên cần quản lý bao gồm nguồn nhân lực, vốn, nguyên vật liệu và trang thiết bị;

- Gắn kết các ngành khoa học như sinh thái học, địa mạo học, sinh học biển, kinh tế học, kỹ thuật (công nghệ), khoa học chính trị (các tổ chức) và pháp luật.

Qui trình quản lý bao gồm một tập hợp các nhiệm vụ phải được thực hiện để đạt được các mục tiêu đề ra. Các bước cơ bản trong chu trình quản lý là: nhận thức vấn đề, phân tích và hoạch định, các giải pháp thực hiện, vận hành, bảo dưỡng, giám sát và đánh giá hiệu quả các giải pháp liên quan đến các mục tiêu đặt ra. Cách thức

thực hiện quy trình này sẽ phụ thuộc vào các điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa và do vậy nó rất khác nhau giữa các quốc gia và trong mỗi quốc gia.

Quản lý vùng ven biển theo hướng tổng hợp là cách quản lý thích hợp nhất để tránh suy thoái các hệ sinh thái vùng ven biển làm giảm giá trị kinh tế và gia tăng khả năng bị tổn thương của chúng đối với những tác động của thay đổi khí hậu. Mặc dù việc quản lý tổng hợp đòi hỏi sự phân tích và hoạch định kỹ lưỡng hơn là quản lý theo ngành, tổng chi phí theo cách quản lý tổng hợp sẽ thấp hơn là chi phí tích luỹ khi quản lý theo ngành (Jansen et al, 1995). Ngoài ra, Tăng cường ICZM ngay từ giai đoạn khởi đầu sẽ tạo thuận lợi tài chính về lâu dài. Do thời gian cần thiết để thực hiện các giải pháp thường kéo dài, nên tiến hành các giải pháp phòng ngừa trước khi tiếp cận với ICZM (tức là hành động trước khi tổn thương không tránh khỏi xảy ra), không chỉ theo quan điểm môi trường mà còn theo quan điểm kinh tế, vì cách tiếp cận này có thể giảm thiểu tổn thương và có thể tối đa hóa các lợi ích đạt được (Vellinga and Leatherman, 1989; Jansen et al, 1995).

Để kết luận, chương này cho thấy việc thích nghi với sự thay đổi khí hậu không thể tách rời các nỗ lực quản lý và hoạch định để giải quyết những vấn đề hiện nay ở nhiều khu vực ven biển. Những quyết định về quản lý và hoạch định nhằm vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên có thể đạt được thông qua sự hài hòa những phương án và nhu cầu phát triển khu vực khác nhau. Đây là một thành phần thống nhất của quản lý tổng hợp vùng ven biển. Do vậy, ICZM cần được coi là một quá trình phát triển phù hợp với sự phát triển bền vững. Phát triển bền vững, theo định nghĩa, có phạm vi thời gian lâu dài, tư duy theo kiểu dài hạn do vậy là thành phần cốt yếu của ICZM và theo Jansen et al (1995) thì cũng có tính khả thi về kinh tế.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6

1. Hãy kể tên và phân tích ngắn gọn các sức ép lên vùng ven biển và các tài nguyên của vùng này?

2. Hãy cho biết xu hướng gia tăng dân số thế giới và của Việt Nam theo thời gian và không gian trong những năm tới?

3. Tại sao con người lại ưu thích sống tại các vùng ven biển? Sự gia tăng dân số ven biển tác động như thế nào đến vùng ven biển?

4. Hãy cho biết một số hoạt động kinh tế chính tại vùng ven biển nói chung? Các ngành kinh tế chính tại vùng ven biển của Việt Nam là gì?

5. Hãy phân tích các dạng mâu thuẫn (xung đột) trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung và cho ví dụ minh họa.

6. Hãy phân tích các sức ép từ phía tự nhiên đến vùng ven biển nói chung? 7. Nêu và phân tích:

a. Một trong những sức ép lên vùng ven bờ Việt Nam (hoặc một tỉnh/thành ven bờ);

b. Những vấn đề môi trường do sức ép đó gây ra cho vùng ven bờ Việt Nam (hoặc tỉnh/thành ven bờ) đó;

c. Một vài biện pháp quản lý những vấn đề môi trường đó. 8. Nêu và phân tích:

a. Một trong những hoạt động kinh tế đang diễn ra tại vùng ven bờ Việt Nam (hoặc một tỉnh/thành ven bờ);

b. Những vấn đề môi trường do hoạt động kinh tế đó gây ra cho vùng ven bờ Việt Nam (hoặc tỉnh/thành ven bờ đó);

c. Một vài biện pháp quản lý những vấn đề môi trường đó 9. Thế nào là quản lý tổng hợp vùng bờ?

10.Tiếp cận tổng hợp trong quản lý tổng hợp vùng ven bờ là gì? Tại sao “tổng hợp quá nhiều hoặc quá ít” đều không tốt. Thế nào là “tổng hợp tối ưu”? 11. Sự thành công của một quá trình quản lý tổng hợp vùng ven biến cần phải

CHƯƠNG 7

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý tổng hợp vùng bờ (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)