21. Vào ngày cuối cùng của hội nghị, tất cả các đại biểu đã nhất trí về văn bản cuối cùng của tuyên bố hội nghị, phản ánh quan điểm nhất trí cần hành động để tăng
8.3.3. Đối với môi trường xã hội 1 Mật độ dân số cao
8.3.3.1. Mật độ dân số cao
Thực tế xói lở bờ biển đã gây mất đất dẫn đến nhiều tác động bất lợi đối với môi trường tự nhiên, các ngành kinh tế ở vùng biển Hải Hậu – Nam Định. Với môi trường xã hội nó cũng có những tác động không nhỏ. Tác động đầu tiên mà ta dễ dàng nhận biết được đó là việc mật độ dân số tăng cao. Số liệu được thể hiện như bảng dưới đây.
Bảng (8 - 3) mật độ dân số các xã ven biển huyện Hải Hậu
STT Xã Dân số (người) Diện tích
(km2`) Mật độ dân số ( người / km2) 1 TT Thịnh Long 13126 14,47 907 2 Hải Hoà 8295 8,45 982 3 Hải Triều 4996 3,04 1643 4 Hải Chính 5253 3,95 1329 5 Hải Lý 9264 6,50 1425 6 Hải Đông 7670 9,72 789
Từ bảng thống kê trên ta thấy các xã ven biển thuộc huyện Hải Hậu đều có mật độ dân số cao, đặc biệt là xã Hải Triều (1643 người / km2). Ngoài ra khu vực bị xói lở nhiều nhất là xã Hải Triều (Hải Hậu). Điều này cho thấy việc mất đất do xói mòn bờ biển đã tác động đến người dân ven biển Hải Triều.
Mật độ dân số tăng cao có thể xuất phát từ hai nguyên nhân: dân số tăng và diện tích giảm. mật độ dân số xã Hải Triều cao hơn so với các xã xung quanh một phần do diện tích của xã bị thu hẹp. Tuy nhiên trên thực tế ở một số xã ven biển số hộ gia đình không theo đạo thiên chúa rất nhiều (có 80 đến 90% dân số của huyện ven biển theo đạo thiên chúa). Trong mỗi hộ gia đình, thường người đàn ông của gia đình là một ngư dân. Các hộ gia đình có xu hướng có nhiều con để bù lại những rủi ro mà một thành viên trong gia đình bị chết khi đi biển. Có thể nói rằng xu hướng có một gia đình đông con để giảm rủi ro trong cuộc sống của các hộ gia đình ven biển là phổ biến. Đó là cách để họ đối phó với cuộc sống mà an toàn về mặt xã hội là rất thấp.