Mô hình vận chuyển trầm tích

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý tổng hợp vùng bờ (Trang 34)

b. Sóng nước dâng và sóng leo

2.3.3.2 Mô hình vận chuyển trầm tích

Các hạt cát có thể chuyển động theo kiểu lăn, trượt, nhảy hay bay lơ lửng (Anderson và những người khác năm 1991). Trường hợp lăn, hạt cát vẫn tiếp xúc với bề mặt. Nhảy là hình thức vận chuyển mà hạt cát được nâng lên khỏi bề mặt di chuyển lên phía trước rồi lại rơi xuống bề mặt. Trong trường hợp các hạt bị bứt ra khỏi bề mặt, nhưng nhận được quá ít động lượng thì chúng di chuyển theo kiểu trượt. Trong hình thức vận chuyển theo kiểu nhảy (theo Jensen và Sorensen năm 1983), quỹ đạo của các hạt cát được xác định qua mặt cắt gió trung bình, trong khi vận chuyển theo kiểu nhảy biến dạng (theo Nalpanis năm 1985), các quỹ đạo bị biến đổi do các đặc trưng rối của gió. Tuy nhiên, hầu hết động lượng nâng hạt đều nhận được từ tác động thường xuyên lên đáy cát. Chuyển động lơ lửng là dạng chuyển động của các hạt cát nhỏ hơn được nâng lên khỏi mặt đáy bởi các cơn gió mạnh thổi theo chiều thẳng đứng và được vận chuyển đi một khoảng cách khá xa mà không có bất kỳ một tương tác nào với bề mặt.

Khi cát chuyển động đến cồn cát trên bãi, các thay đổi về độ nhám và địa hình sẽ tạo ra dòng rối và vì vậy sẽ làm thay đổi quỹ đạo chuyển động của hạt cát. Mặt khác, sự hiện diện của cồn cát buộc dòng khí chuyển động lên cao và một lượng cát nhỏ được bốc lên theo luồng gió và di chuyển theo hướng quỹ đạo hạt lớn hơn thông thường. Không tiếp xúc với mặt đất, lượng cát này vượt qua một khoảng cách khoảng vài chục mét tính từ đỉnh cồn cát . Trên đỉnh cồn cát, ảnh hưởng của sự thay đổi địa hình không còn nữa và các hạt cát dần dần sẽ rơi xuống tại một khoảng cách nhất định nào đó phụ thuộc vào tốc độ gió.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản lý tổng hợp vùng bờ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)