Đánh giá đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015 (Trang 34 - 37)

Theo tác giả Nguyển Đức Chính khi nghiên cứu về đánh giá trong giáo dục đã quan niệm “Bất kỳ khâu nào của quản lý giáo dục cũng cần đến đánh giá. Không có đánh giá thì hệ thống quản lý giáo dục sẽ trở thành một hệ thống một chiều,… Như vậy có thể nói đánh giá là một nhân tố đảm bảo cho quản lý giáo dục có tính khoa học và hoàn thiện” [7].

Việc đánh giá đội ngũ giảng vên được hiểu là việc so sánh kết quả công việc cá nhân được giao với các tiêu chuẩn hoặc mục đích được xác định cho vị trí làm việc. Đánh giá đội ngũ giảng vên là công việc cần được duy trì thường xuyên để biết được thực tế chất lượng GV hiện tại với yêu cầu công việc cụ thể có đảm bảo không?

Để việc phát triển đội ngũ giảng vên trong nhà trường đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra, bước đầu cần giúp các GV nhận thức, tìm hiểu vấn đề phát triển đội ngũ giảng vên là yêu cầu cấp thiết, phù hợp với qui chuẩn đảm bảo chất lượng, yêu cầu nhiệm vụ của người GV trong thời kỳ mới. Từ đó làm cho người GV tự đối chiếu bản thân và chuẩn đề ra, để họ đồng tình và xem đó là nhu cầu tham gia một cách tự nguyện, tự giác.

28

Công việc đánh giá GV là công việc đời hỏi hết sức khách quan, trung thực và đòi hỏi cần có một tiêu chí đánh giá cụ thể áp dụng chung, việc đánh giá có được thông qua các hình thức sau:

- Tự đánh giá là cách thức GV tự xây dựng kế hoạch đánh giá hoạt động của mình trong quá trình giảng dạy (chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp, thời gian, kế hoạch …..). Đây là vấn đề quan trọng và là nguồn thông tin có giá trị cao cho tổ chức. Người GV thông qua chính các hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu của mình tự đánh giá có thể biết được những điểm mạnh, yếu của mình để từ đó có kế hoạch khắc phục điểm yếu, bổ sung, hoàn thiện bản thân, cũng như phát huy các điểm mạnh của mình. Tự đánh giá là công việc thể hiện tinh thần tự học tập, rèn luyện, phấn đấu vươn lên của GV trong công tác giảng dạy cũng như trog cuộc sống.

- Đánh giá thông qua sinh viên: tức là thông qua kết quả học tập, nhu cầu mong muốn của người học đối với việc giảng dạy của GV để đánh giá quá trình giảng dạy, truyền đạt của GV đáp ứng ở mức độ nào? Kết quả học tập khi kết thúc học phần và năng lực phát triển kiến thức môn học của SV là sự đánh giá tương đối chính xác về công tác giảng dạy của giáo viên. Kết quả này được coi là yếu tố khách quan đánh giá GV trong giảng dạy chuyên môn.

Việc thực hiện phương thức đánh giá từ sinh viên đối với GV phải thực sự khách quan, trung thực. Vì vậy cần có biện pháp, hình thức thích hợp để khắc phục hạn chế trong ý kiến chủ quan của người học. Nếu làm tốt khâu việc đánh giá thông qua SV thì đó là nguồn thông tin phản hồi hết sức có giá trị giúp cho người GV có thêm thông tin đánh giá về chất lượng giảng dạy của mình, từ đó có kế hoạch, biện pháp tự nâng cao trình độ, cải tiến phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tượng.

- Đánh giá GV thông qua đồng nghiệp tổ môn, khoa bộ môn: Giảng viên trong bộ môn, tổ bộ môn, trong khoa là những người gần gũi, gắn bó với nhau nhiều nhất thông qua các hoạt động chuyên môn chung thường xuyên

29

như: thông qua sinh hoạt tổ môn, thảo luận chuyên môn, dự giờ, NCKH và các hoạt động khác…Do đó GV trong tổ môn, bộ môn và khoa là những người hiểu nhau khá toàn diện về nhiều mặt, từ chuyên môn, năng lực, kỹ năng, phương pháp, điểm mạnh, điểm hạn chế và các mối quan hệ đồng nghiệp, phẩm chất đạo đức,….

Vì vậy đánh giá, nhận xét trung thực, khách quan của các GV trong cùng tổ, bộ môn là thông tin quan trọng, qua đó biết được những điểm mạnh, yếu về chuyên môn, năng lực và khả năng NCKH của từng GV trong hoạt động chuyên môn và công tác. Với trách nhiệm của mình, các tổ trưởng, trưởng khoa và giảng viên có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm có thể khách quan chỉ ra những điểm hạn chế giúp GV khắc phục, hoàn thiện mình để nâng cao chất lượng trong giảng dạy và nghiên cứu chuyên môn.

- Đánh giá GV từ phía lãnh đạo nhà trường: Đây là sự đánh giá mang tính quyết định, ảnh hưởng đến cá nhân GV về trước mắt và lâu dài. Nếu phân tích và xử lý thông tin không tốt, thiếu chính xác, không khách quan, công bằng và thiếu dân chủ dẫn đến thiếu chính xác, làm cho người được đánh giá không phục lãnh đạo. Vì vậy, sẽ nẩy sinh mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ, kéo theo các biểu hiện không tốt có thể xẩy ra, khi đó giữa việc phân công, điều hành công tác của cấp lãnh đạo và việc thực hiện nhiệm vụ của GV sẽ có khoảng cách hoặc nguy hiểm hơn có thể xẩy ra sự chống đối, làm cho xong việc chứ không có trách nhiệm với công việc được phân công.

Do đó sự đánh giá của lãnh đạo nhà trường đối với các cá nhân GV về các mặt: năng lực, chuyên môn, đạo đức, nhân cách, chất lượng giảng dậy và quá trình công tác, phải thật thận trọng, cần thu thập nhiều thông tin và từ nhiều nguồn tin khác nhau từ đó có cơ sở phân tích tổng hợp để đưa ra kết quả toàn diện chính xác về ưu, nhược điểm của GV. Kết luận cuối cùng của lãnh đạo về GV viên phải đảm bảo khách quan, trung thực để người GV tiếp

30

nhận đánh giá của cấp trên một cách thỏa mãn và có thái độ tiếp thu, học hỏi, khắc phục khuyết điểm của mình.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015 (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)