Chủ chương, chính sách của Đảng, Nhà nước từ khi thực hiện chính sách mở cửa đến nay với phương châm đa dạng hóa các mối quan hệ. Xu thế tham gia hội nhập ở khu vực và thế giới, đặc biệt khi nước ta trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì yêu cầu về đổi mới giáo dục mang tính cấp bách, cần phải có chính sách, chủ chương đúng đắn hợp lý để giáo dục, đào tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng cho công cuộc CNH – HĐH đất nước đáp ứng sự phát triển của Quốc gia và yêu cầu về nguồn nhân lực trong khu vực.
Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII của Đảng, Nhà nước đã công bố luật Giáo dục năm 1999, xác định GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đàu tư cho sự phát triển.
Luật giáo dục 2005 đã sửa đổi, bổ sung cho luật giáo dục 1999 và đã khẳng định chính sách đầu tư cho GD&ĐT một cách cụ thể và chắc chắn hơn nữa. Đó là: Đảng, Nhà nước đã chủ trương xã hội hóa giáo dục. Mọi tầng lớp nhân dân, mọi người, mọi cấp, mọi ngành đều phải quan tâm đến GD&ĐT.
Đứng trước những yêu cầu mới về nguồn nhân lực đáp ứng cho sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, đặc biệt ưu tiên tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Để giải quyết được yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao không ai khác chính là đội ngũ giảng vên trong công tác GD&ĐT nhân lực cho đất nước. Do vậy mỗi GV trong tình hình mới phải tự đào tạo hoặc đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, khả năng tay nghề luôn theo kịp sự phát triển của khu vực. Có như vậy thì mới đưa nước ta nói chung và các cơ sở đào tạo nói riêng bắt kịp được sự phát triển của các quốc gia trong khu vực và quốc tế.
Thực tế hiện nay cho thấy chỉ số phát triển con người của Việt Nam – HDI tính ở thời điểm năm 2009 so với thế giới là rất thấp, xếp ở vị trí 113.
20
Còn so với một số nước trong khu vực như: Hàn Quốc, Singapor, Malaixia, Trung Quốc và Thái Lan… thì HDI của chúng ta xếp ở thứ 8 đây là con số khá khiêm tốn đòi hỏi chúng ta cần có chính sách đồng bộ, quyết liệt hơn và đầu tư nhiều hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới GD&ĐT.