Biện pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá và khen thưởng, kỷ luật đội ngũ giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015 (Trang 95 - 99)

thưởng, kỷ luật đội ngũ giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo.

3.4.6.1. Mục tiêu

Kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng và không thể thiếu được trong công tác quản lý, vì kiểm tra đánh giá là quá trình đối chiếu với các mục tiêu,

89

nội dung, kế hoạch…. đặt ra từ trước xem trong tổ chức thực hiện có đạt kết quả, hiệu quả không. Từ đó, có những điều chỉnh, bổ sung nếu cần thiết cho phù hợp và rút ra kinh ngiệm. Từ kiểm tra đánh giá mà ta có thể tiến hành lập ra các khế hoạch, mục tiêu thực hiện mới.

Công tác kiểm tra đánh giá đội ngũ giảng viên phản ánh chất lượng công tác giảng dạy của GV về các mặt như trình độ chuyên môn, trình độ nghiệp vụ và năng lực công tác cũng như đánh giá sự trưởng thành và phấn đấu của các GV. Thông qua kiểm tra để có hình thức đào tạo, bồi dưỡng những GV chưa đảm bảo chất lượng giảng dạy sao cho phù hợp để đội ngũ giảng viên đáp ứng được yêu trong công tác đào tạo của trường.

Nhà trường thực hiện kiểm tra, đánh giá cũng là để cho GV biết được điểm mạnh, điểm còn hạn trong công tác, từ đó có kế hoạch, biện pháp khắc phục các hạn chế của mình. Việc xử lý, kỷ luật khi kiểm tra phát hiện sai xót, vi phạm quy chế trong công tác của GV là cần thiết để đảm bảo tính giáo dục, dăn đe, ngăn ngừa và hạn chế sai phạm, vi phạm trong công tác. Song song với việc xử lý, kỷ luật trong công tác quản lý thì việc khen thưởng đối với các GV là yếu tố không thể thiếu, nó tạo ra động lực, sự thi đua, phấn đấu và sáng tạo trong công việc họ đảm nhiệm.

3.4.6.2. Nội dung thực hiện

Để công tác kiểm tra đánh giá đội ngũ giảng viên thực hiện đạt hiệu quả cao, cần phải có kế hoạch cụ thể như: kiểm tra theo định kỳ, kiểm tra đột xuất và kiểm tra năm học. Việc kiểm tra, đánh giá được thực hiện thông qua một số nội dung như:

- Công tác đảm bảo kế hoạch giảng dạy, các tài liệu trong tập hồ sơ giảng dạy, công tác quản lý lớp, công tác nghiên cứu khoa học,…việc chấp hành các quy định, quy chế trong công tác đào tạo.

- Đánh giá chất lượng giảng dạy của GV thông qua dự giờ trên lớp, qua ý kiến về mức độ hài lòng và kết quả học tập của học sinh.

90

Việc kiểm tra đánh giá, khen thưởng, kỷ luật GV phải thực hiện khách quan, công khai, dân chủ và công bằng thì mới phát huy được hết ý nghĩa và vai trò của công tác kiểm tra, đánh giá. Nếu đánh giá, khen thưởng, kỷ luật không khách quan, không công bằng hoặc kết quả kiểm tra đánh giá không trung thực sẽ có tác hại và vô cùng nguy hiểm trong công tác quản lý, làm cho đội ngũ giảng viên không phát triển, cụ thể là: sẽ ảnh hưởng đến ý thức học tập, rèn luyện vươn lên của GV, sự nhiệt tình giảm đi, làm cho họ mất tin tưởng vào nhà trường vào các cấp quản lý, có thể gây ra mâu thuẫn, xung đột trong tổ chức……

Việc triển khai nội quy, quy chế, các tiêu chí, hình thức kiểm tra đánh giá và khen thưởng kỷ luật trong đội ngũ giảng viên được thông tin đến toàn thể giảng viên, cán bộ được biết để thực hiện cũng như theo dõi, đảm bảo tính khách quan trong công tác kiểm tra, đánh giá của nhà trường.

3.4.6.3. Phương pháp thực hiện

Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng kiểm tra, đánh giá đội ngũ giảng viên là những người có trình độ, có năng lực, có kinh nghiệp và phẩm chất tốt để làm công tác lập kế hoạch, theo dõi, kiểm tra, đánh GV từ đó tổng hợp, báo cáo kết quả trước nhà trường. Để công tác khen thưởng, kỷ luật đảm bảo đúng người đúng việc thì việc lập ra Hội đồng xét thi đua khen thưởng, kỷ luật không thể thiếu được trong nhà trường. Hội đồng thi đua khen thưởng duy trì hoạt động của mình thường xuyên, nghiêm túc sẽ góp phần tạo dựng nề nếp giảng dạy, học tập trong trường và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong trường.

Phối hợp giữa Ban Giám hiệu, Trưởng khoa, Bộ môn, phòng chức năng, tổ chức Công đoàn trường, để tổ chức thực hiện kiểm tra đánh giá định kỳ, kiểm tra đột xuất và kiểm tra chéo,… để nắm bắt tình hình thực hiện quy chế, chương trình, giáo trình, giáo án, phương pháp giảng dạy,...Tổ chức đánh

91

giá GV qua kênh khảo sát bằng phiếu điều tra, thăm dò trực tiếp từ các giảng viên trong bộ môn, cán bộ quản lý và HSSV.

Sau khi thu thập các thông tin đánh giá GV qua nhiều hình thức, phải lập bảng kê, bảng tổng hợp kết quả để có nhận xét đánh giá khách quan về GV. Dựa vào kết quả đánh giá để phát huy điểm mạnh của GV, đội ngũ giảng viên nhằm đưa ra các hoạt động với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao vai trò của đội ngũ giảng viên và định hướng các hoạt động theo chiều ổn định, nề nếp, kỷ cương của nhà trường, thúc đẩy các hoạt động tích cực, ngăn ngừa, hạn chế những tiêu cực trong quá trình giáo dục và đào tạo của nhà trường.

3.4.6.4. Điều kiện thực hiện

Để công tác kiểm tra đánh giá đạt kết quả, cũng như phản ảnh đúng thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên một các chính xác, dân chủ và công bằng nhà trường cần thực hiện một số nội dung sau:

- Phải xây dựng được những tiêu chí kiểm tra, đánh giá và kỷ luật, khen thưởng (bộ tiêu chí nội bộ) về đội ngũ giảng viên trên cơ sở xây các nội dung kiểm tra đánh giá hợp lý và các thang điểm chi tiết cho các nội dung đó. Xác định phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp với thực tế nhà trường, thực tế của đội ngũ giảng viên hiện có về trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, phẩm chất chính trị đạo đức, khả năng giao tiếp, kiến thức công nghệ mới và ứng dụng kết hợp các phương pháp giảng dạy.

- Cần có sự nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác kiểm tra đánh giá và khen thưởng, kỷ luật từ các cấp lãnh đạo, đặc biệt là các Trưởng khoa, tổ bộ môn và toàn thế GV trong trường, thì công tác kiểm tra đánh giá đội ngũ giảng viên mới có tác dụng thúc đẩy nâng cao chất lượng của các GV trong nhà trường.

92

- Công tác kiểm tra đánh giá cần được giám sát theo dõi thường xuyên để đảm bảo tính khách quan, dân chủ, công bằng trong quá trình kiểm tra, đánh giá.

- Để duy trì hoạt động công tác kiểm tra đánh giá và khen thưởng kỷ luật đạt hiệu quả cao trong việc thúc đẩy nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên thì điều kiện dành nguồn kinh phí tương xứng cho công tác là yếu tố quan trọng không thể thiếu được.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015 (Trang 95 - 99)