Sự cạnh trong trong đào tạo

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015 (Trang 76)

Trong những năm gần đây Nhà nước xây dựng chủ chương Xã hội hóa Giáo dục, từ chủ chương đó mà trong vài năm gần đây số lượng trường CĐ, ĐH, trung cấp và các cơ sở đào tạo nghề mới liên tục được mở thêm và tăng nhanh đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi và cũng không ít khó khăn cho các trường cũng như cho cả phía người học, đó là:

- Sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các cơ sở đào tạo về chất lượng đào tạo, chỉ tiêu đào tạo và số lượng thí sinh tham gia học hàng năm, qua đó khẳng định uy tín và sự phát triển của nhà trường trong xã hội. Xong cũng nhiều trường hàng năm tuyển sinh không đủ chỉ tiêu dẫn đến quá trình đào tạo mờ nhạt, thực tế đã có không ít trường phải đóng cửa đào tạo vì không đảm bảo chất lượng, hoặc không có đủ số thí sinh học để duy trì được các hoạt động của nhà trường.

- Yêu cầu của thị trường lao động về nguồn nhân lực có chất lượng ngày một cao, để đáp ứng được yêu cầu đó đòi hỏi các trường phải luôn đổi mới nội dung kiến thức, chương trình đào tạo sao cho bám sát và phù hợp với thực tế để đào tạo được nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội. Đây cũng chính là sự linh hoạt và thích ứng trong cạch tranh về nắm bắt nhu cầu của người học và xã hội giữa các trường trong quá trình đào tạo.

Để giả quyết sự cạch tranh đó một các triệt để, hiệu quả nhất cũng như khẳng định chất lượng đào tạo và thương hiệu của trường trước xã hội chính là chất lượng đội ngũ giảng viên của các trường. Bên cạnh đó thế mạnh về cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế và bộ máy quản lý hiệu quả là yếu tố có vai trò rất quan trọng trong cuộc đua đảm bảo chất lượng đào tạo

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015 (Trang 76)