Bối cảnh trong nước

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015 (Trang 71 - 72)

Khi Việt Nam tham gia vào tổ chức thương mại thế giới (WTO), chúng ta có thị trường thương mại năng động, tạo nhiều cơ hội phát triển. Nhưng (WTO) cũng có rất nhiều điều kiện khắt khe, như đòi hỏi hành lang pháp lý thương mại, nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập, đổi mới khoa học - kỹ thuật của đất nước và quốc tế. Việt Nam phải tăng cường đầu tư, thúc đẩy phát triển giáo dục để hội nhập quốc tế về giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo của chúng ta tiến ngang bằng với khu vực và đạt chuẩn quốc tế. Hiện nay nguồn nhân lực của Việt Nam rất dồi dào và có nhiều tiềm năng nhưng có một hạn chế lớn đó là nguồn lao động phổ thông chiếm số đông, tỷ lệ lao động có chất lượng cao thấp, khoảng 26,7 % (năm 2010). Vì vậy, nhân lực của chúng ta chưa đáp ứng được thị trường lao động “khó tính” của các nước trong khu vực và quốc tế. Đây là thách thức lớn trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước và hội nhập quốc tế. Qua đây có thể thấy chất lượng giáo dục của Việt Nam còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu người học và nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cho xã hội. Thực tế đó đỏi hỏi giáo dục nước nhà cần có những quyết sách, chiến lược phát triển phù hợp thì mới thoát khỏi bị tụt hậu, đưa đất nước phát triển tiến kịp các nước trong khu vực. Ngoài ra chúng ta còn gặp phải khó khăn rất lớn trong tương lai không xa nếu như chính sách GD&ĐT không có chiến lược hành động phù hợp ngay từ bây giờ, đó là: khi đã hội nhập quốc tế thì sẽ có các trường học quốc tế có uy tín mở ra ở Việt Nam, họ sẽ cạnh tranh với chúng ta, khi đó các trường đại

65

học và cao đẳng đào tạo không đảm bảo chất lượng sẽ không thể tồn tại là điều sẽ xẩy ra.

Định hướng CNH – HĐH và hội nhập kinh tế thế giới đòi hỏi phải có đủ lượng lao động kỹ thuật có chất lượng cao cho các ngành kinh tế, nhất là các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao như: tin học, tự động hóa, điện tử, cơ khí khế tạo, cơ khí chính xác, chế biến xuất khẩu, dịch vị du lịch,….Vậy trong thời gian tới chúng ta cần đạt được nguồn lao động qua đào tạo trên 50%, trong đó đảm bảo trên 35% có trình độ từ trung cấp trở lên, có được như vậy thì các doanh nghiệp mới đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Qua những phân tích cơ bản về thị trường lao động cho thấy bối cảnh trong nước và quốc tế đều đòi hỏi chúng ta phải đổi mới và phát triển giáo dục, phát triển dạy nghề để đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng phụ vụ sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, xuất khẩu lao động và hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015 (Trang 71 - 72)