Sau 25 năm đổi mới, đất nước đang bước vào thời kỳ phát triển mạnh với vị thế và diện mạo mới. Kinh tế Việt Nam liên tục phát triển; an ninh, quốc phòng được giữ vững. Thu nhập bình quân theo đầu người trong 10 năm qua tăng liên tục từ 450 USD năm 2001 đã lên đến 1.100 USD năm 2010. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng cường công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong GDP ngày càng giảm; tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng. Đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, hiện nay còn khoảng 10 - 11% . Việt Nam đang tích cực tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế với nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá cao, với môi trường chính trị ổn định và mức sống
66
của các tầng lớp nhân dân ngày càng được cải thiện. Việc chủ động tích cực hội nhập quốc tế, và gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); Hiệp hội ASEAN sẽ tiến tới thành cộng đồng ASEAN vào năm 2015, đã tạo thêm nhiều thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020 đã khẳng định: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, mở rộng quy mô giáo dục hợp lý. Theo đó, cần coi trọng cả ba mặt dạy làm người, dạy chữ, dạy nghề; đặc biệt chú ý giáo dục lý tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống, lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc, giáo dục về Đảng,… Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng.
Mạng lưới các trường cao đẳng, đại học đã được phát triển rộng khắp trên cả nước, từ chỗ có 337 trường CĐ, ĐH năm 2005 đến nay tổng số trường CĐ, ĐH đã lên tới trên 400 trường. Bên cạnh đó qui mô đào tạo và các ngành nghề cũng không ngừng mở rộng.
Quy mô đào tạo ngày càng mở rộng và đa dạng, tốc độ tăng tuyển mới đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp trong những năm gần đây liên tục tăng. Nhưng công tác tuyển sinh tính trung bình lại không đạt chỉ tiêu đề ra, cụ thể như sau:
Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả tuyển sinh đại học, cao đẳng 5 năm qua.
2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng cộng 5 năm
Chỉ tiêu Quốc hội duyệt về tuyển sinh ĐH,CĐ (a)
268.389 366.660 427.105 502.461 512.800 548.00 2.615.415 Tỷ lệ tăng năm sau Tỷ lệ tăng năm sau
với năm trước 10.6% 36.6% 16.4% 17.6% 2% 6.8%
Tuyển sinh thực tế
(b) 284.979 354.194 439.064 481.866 507.687 2.067.790
b/a 106,3% 96,6% 102,8% 95,9% 99% 99,7%
67
Như vậy, tỉ lệ tuyển sinh đại học, cao đẳng thực tế so với chỉ tiêu được Quốc hội duyệt (do Chính phủ trình Quốc hội) 5 năm qua theo xu hướng: Vượt chỉ tiêu (2006), không đạt chỉ tiêu (2007), vượt chỉ tiêu (2008), không đạt chỉ tiêu (2009), không đạt chỉ tiêu (2010) và tổng tuyển sinh 5 năm so với tổng chỉ tiêu 5 năm đạt 99,7%. Để giả quyết sự thiếu nguồn nhân lực cho thị trường lao động trong nước và khu vực, trong năm năm chỉ tiêu tuyển sinh đã tăng 10 lần.
Tuy nhiên qui mô đào tạo vẫn còn nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng, thiếu lao động có trình độ kỹ thuật cao, chất lượng đáp ứng tính chuyên môn hóa cao của nền sản xuất tiên tiến hiện đại. Hiện nay cơ cấu đào tạo được điều chỉnh theo cơ cấu ngành nghề đáp ứng nhu cầu “nóng” về một số nhóm ngành nghề trong giai đoạn nhất định, tạo ra sự phát triển “ồ ạt” chưa có tính định hướng chiến lược trong đào tạo, nó cho thấy sự đa dạng hóa các hình thức và qui mô đào tạo, thể hiện tính năng động và linh hoạt của các cơ sở đào tạo. Song mặt hạn chế là không ít, đó là tính hệ thống, tính liên thông rất thấp, chưa có một chuẩn thống nhất về chất lượng của các hệ đào tạo, các ngành nghề tương đương giữa các trường trong đào tạo. Vì vậy, cần có một định hướng phát triển giáo dục mang tính bản nề, có tầm chiến lược thì mới kiểm soát được chất lượng và tính ổn định của nguồn nhân lực để đáp ứng mực tiêu CHN – HĐH và hội nhập quốc tế.
Nguyên nhân của những hạn chế trên là do nhận thức chung về phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật chưa được quan tâm đúng mức, quy hoạch và đầu tư cho đào tạo phát triển ngồn nhân lực chất lượng cao chưa đảm bảo, thể hiện ở việc chất lượng đội ngũ giảng vên còn nhiều hạn chế, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất chưa đồng bộ, tương xứng, và không thường xuyên. Cùng với đó là luật pháp, qui chế, cơ chế chính sách trong đào tạo còn nhiều bất cập và chưa phù hợp. Hệ thống tổ chức, qui hoạch phát triển đào tạo chưa đáp ứng kịp nhu cầu phát triển xã hội. Sự tăng đầu tư ngân sách Nhà nước cho
68
giáo dục còn thấp, chưa xứng với tốc độ tăng chỉ tiêu đào tạo. Bên cạnh đó mức thu học phí trong đào tạo còn thấp, mặc dù những năm gần đây mức thu đã tăng, song với mức khinh phí như vậy các cơ sở đào tạo không đủ bù chi cho các hoạt động trực tiếp cần để nâng cao chất lượng đào tạo.
Nhìn chung, trong những năm vừa qua công tác GD&ĐT nghề nghiệp ở nước ta đã dần đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực cho thị trường lao động, cũng như tạo yếu tố cạnh tranh về chất lượng trong công tác đào tạo của các trường.
Trường cao đẳng công nghệ Hà Nội là ngôi trường ngoài công lập, thuộc mô hình nhà trường trong doanh nghiệp lại là trường mới thành lập nên trong công tác đào tạo còn nhiều khó khăn và cũng không nằm ngoài tình trạng khó khăn chung của các cơ sở đào tạo trong toàn quốc. Mặc dù trong thời gian qua trường đã có nhiều cố ngắng, bước đầu đã thu được một số thành tựu đáng kể trong công tác đào tạo, đặc biệt là trong công tác tuyển sinh. Song với mong muốn xây dựng nhà trường thành cơ sở đào tạo có uy tín và đảm bảo chất lượng trước xã hội, thì còn rất nhiều việc phải làm để đáp ứng nhiệm vụ đặt ra, nhất là thực hiện chiến lược phát triển nâng cấp trường thành trường đại học
Để thực hiện mong muốn đó, đổi mới hoạt động đào tạo, nâng cao chất lượng cho người học là một nhu cầu cấp thiết. Một trong nhiều các hoạt động thực hiện chiến lược phát triển nhà trường đó là: nhà Trường luôn xác định vị trí, vai trò đội ngũ giảng vên là khâu then chốt đển thực hiện mục tiêu để ra, coi đó là nhiệm vụ cấp bách và cần thiết không chỉ trước mắt mà còn phục vụ cho sự nghiệp phát triển lâu dài của nhà trường. Nhận thấy tầm quan trọng đó nhà trường đã đặt công tác phát tác phát triển đội ngũ giảng vên giai đoạn 2011 – 2015 là nhiệm vụ được quan tâm số một trong nhiều nhiệm vụ khác được triển khai thực hiện.
69