Biện pháp 3: Đổi mới công tác tuyển chọn theo hướng giao quyền tự chủ cho khoa và tăng cường số giảng viên thỉnh giảng có chất lượng tốt

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015 (Trang 86 - 88)

chủ cho khoa và tăng cường số giảng viên thỉnh giảng có chất lượng tốt

3.4.3.1. Mục tiêu

Giải quyết nhu cầu thiếu hụt giảng viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trên cơ sở các khoa kiểm tra phân loại hồ sơ các ứng viên phù hợp về trình độ chuyên môn, cũng như chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu sử dụng của khoa, từ đó đề suất Hội đồng tuyển dụng kiểm tra, ra quyết định. Giao quyền chủ động cho khoa đề cử ứng viên cũng là gắn trách nhiệm về chất lượng đào tạo cho từng khoa, từng bộ môn và từng giảng viên.

3.4.3.2. Nội dung thực hiện

Lập kế hoạch tuyển dụng dựa vào kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, chỉ tiêu tuyển dụng hàng năm, trong kế hoạch tuyển dụng cần nêu rõ các nội dung như: đối tượng tuyển dụng, tiêu chuẩn, vị trí tuyển dụng, hồ sơ tuyển dụng, chỉ tiêu, thời gian, hình thức tuyển…

Công tác tuyển dụng tuân thủ theo quy trình tuyển dụng, đảm bảo khách quan, công khai để thu hút được người tài thật sự đáp ứng được công tác giảng dạy, đảm bảo chất lượng đào tạo của trường.

Các cấp lãnh đạo nhà trường, phòng tổ chức thường xuyên kiểm tra, theo sát công tác tuyển chọn GV mới để có chỉ đạo điều chỉnh kịp thời, với mục đích có được đội ngũ giảng viên đảm bảo chất lượng, cân đối về cơ cấu.

Đối tượng GV thỉnh giảng phải được kiểm tra kỹ hồ sơ đăng ký, thâm niên, kinh nghiệm giảng dạy trước khi ký hợp đồng giảng dạy. Nên quan tâm hợp tác với GV có học hàm và chuyên môn tốt ở một số trường có uy tín về giảng dạy và giúp đỡ lực lượng GV trẻ của trường.

80

3.4.3.3. Phương pháp thực hiện

Để công tác tuyển chọn đạt kết quả cao, tuyển được các GV vào trường đáp ứng nhu cầu công tác, đòi hỏi công tác tuyển chọn tuân theo quy chế, đảm bảo tính pháp lý, có quy trình khoa học, cụ thể: Hiệu trưởng ra quyết định thành lập hội đồng tuyển chọn. Hội đồng tuyển chọn lập kế hoạch tuyển chọn: xây dựng nội dung thông báo tuyển chọn công khai trên các kênh thông tin của trường, báo chí, kèm theo các yêu cầu cụ thể.

Căn cứ vào các vị chí và chỉ tiêu tuyển chọn mà lựa chọn các hình thức thông báo, đăng tin để thu hút ứng viên, cũng như xác định các nguồn tuyển chọn. Có thể tuyển chọn bổ sung GV từ nhiều nguồn như:

- Tuyển chọn các ứng viên đã có kinh nghiệm công tác thực tế nếu có nguyện vọng vào công tác trong nhà trường, các ứng viên có điểm mạnh về thực tế và thực hành tốt, nhưng có hạn chế về nghiệp vụ sư phạm.

- Nguồn tuyển chọn từ các GV đang tham gia giảng dạy ở cơ sở đào tạo khác có nguyện vọng chuyển về trường công tác. Đây là các đối tượng đã có kinh nghiêm giảng dạy nếu tuyển được là điều thuận lợi cho nhà trường. Tuy nhiên, cần chú ý đến tuổi đời, trình độ chuyên môn phù hợp, có xác nhận phẩm chất chính trị, đạo đức tại cơ công tác cũ, xem các yếu tố đó có đáp ứng được yêu cầu công tác của nhà Trường?

- Nguồn tuyển từ SV tốt nghiệp các trường ĐH phù hợp với các tiêu chuẩn tuyển chọn của trường, các ứng viên này còn nhiều hạn chế cả trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, nhưng đây là nguồn tuyển chọn có nhiều sự lựa chọn cho nhà trường và cũng dễ tuyển nhất.

- Đối với chọn giảng viên thỉnh giảng cần có sự quan tâm, nhiệt tình tạo điều kiện từ đội ngũ GV trong trường thông qua các mối quan hệ quen biết để mời họ về hợp tác giảng dạy cho Trường.

81

3.4.3.4. Điều kiện thực hiện

Xây dựng được các tiêu chí tuyển chọn phù hợp với điều kiện thực tế nhà trường.

Có cơ chế, chế độ thu hút nguồn nhân lực hấp dẫn cũng như cơ hội của các ứng viên sau khi được chọn và trường.

Thực hiện chế độ dân chủ, minh bạch, khách quan trong công tác tuyển chọn.

Cần thường xuyên giám sát, thanh tra công tác tuyển chọn đảm bảo tuân thủ đúng quy chế, khách quan và trung thực.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015 (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)