2.4.2.1. Cơ hội
Quá trình đất nước đổi mới đang ở giai đoạn phát triển mạnh, nền kinh tế đang trên đà phát triển nhanh, chính trị, an ninh ổn định và các chính sách đẩy mạnh hội nhập khu vực và thế giới được ưu tiên phát triển.
Cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước tạo điều kiện cho các trường phát triển mở rộng quy mô, ngành nghề đào tạo. Chủ trương xã hội hóa giáo dục và đào tạo nghề đang được Đảng, Nhà nước và các cấp lãnh đạo luôn quan tâm và chỉ đạo sát sao.
Quá trình hội nhập quốc tế và phát triển sự nghiệp CNH – HĐH đất nước đã tạo ra nhu cầu rất lớn về lực lượng lao động có kỹ thuật được đào tạo cơ bản, đồng thời khi hội nhập đã tạo cơ hội cho công tác đào tạo của Trường tiếp cận với các chuẩn mực đào tạo của các nước trong khu vực.
Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 của Đảng, Nhà nước tạo động lực và tiền đề cho các cơ sở giáo dục phát triển, mở rộng qui mô và đang dạng hóa các ngành nghề đào tạo để đáp ứng nhu cầu thị trường lao động tiềm năng của đất nước và cung cấp cho khu vực.
60
Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020 đã khẳng định: “ Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, mở rộng quy mô giáo dục hợp lý. Theo đó, cần coi trọng cả ba mặt dạy làm người, dạy chữ, dạy nghề; đặc biệt chú ý giáo dục lý tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống, lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc, giáo dục về Đảng… Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng.”
2.4.2.2. Thách thức
Bên cạnh những cơ hội tốt trong đào tạo như nêu trên, các cơ sở giáo dục nói chung và Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội nói riêng đang phải đối diện với những thách thức to lớn đó là:
- Mức độ cạnh tranh ngày cào cao và gay gắt vì nhiều cơ sở đào tạo hệ CĐ mới được thành lập, nhiều chuyên ngành đào tạo mới hấp dẫn. Song song với đó là nhiều trường ĐH cũng đào tạo trình độ CĐ với qui mô lớn và ngành nghề đa dạng. Đây là một cuộc cạnh tranh lớn đối với các cơ sở đào tạo CĐ và đặc biệt khó khăn với các trường ngoài công lập như Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội. Đó là cạnh tranh về: tuyển sinh, ngành nghề đào tạo, cơ sở trang thiết bị vật chất, chất lượng đào tạo,…đã tạo ra một sức ép lớn, đòi hỏi nhà trường phải có hướng đi riêng thích hợp để tồn tại, phát triển đáp ứng những yêu cầu trong điều kiện mới.
- Đặc thù trường ngoài công lập là có cơ chế tài chính tự hoạch toán lấy thu bù chi để tồn tại và phát triển. Chính vì vậy số lượng đội đội ngũ giảng viên cơ hữu luôn bị hạn chế ở mức tối thiểu có thể, để hạn chế các khoản phải chi, còn lại là thuê GV thỉnh giảng, đây là một khó khăn lớn trong công tác phát triển GV cơ hữu và quản lý GV thỉnh giảng.
- Kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị và hỗ trợ công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV còn nhiều hạn chế.
61
- Là trường ngoài công lập mới thành lập nên uy tín và vị thế của trường trong xã hội còn hạn chế và chưa được công chúng biết đến nhiều.
- Sự phát triển và hội nhập của đất nước đòi hỏi nhà trường đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng để đáp ứng được nhu cầu về nguồn lao động ngày càng khắt khe của các nhà tuyển dụng trong nước cũng như các nước trong khu vưc.
Tiểu kết chương 2
Trên cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giảng viên các trường CĐ, ĐH nói chung và Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội nói riêng, trước những yêu cầu của nền giáo dục trong thời đổi mới của đất nước và tiến tới hội nhập khu vực, qua khảo sát và tìm hiểu thực trạng đội ngũ giảng viên và công tác phát triển giảng viên của nhà trường nhận thấy:
1. Mặc dù trường mới thành lập song đội ngũ giảng viên của trường đã và đang từng bước đáp ứng tốt nhu cầu công tác giảng dạy đặt ra. đội ngũ giảng viên hiện tại có năng lực chuyên môn tương đối tốt và phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có lòng yêu nghề và trách nhiệm trong sự nghiệp giáo dục.
2. Trong các năm qua số lượng GV của Trường tăng nhanh để đáp ứng kịp qui mô phát triển của nhà trường, đứng trước sự phát triển nhanh vượt bậc về qui mô đào tạo và số lượng GV. Lãnh đạo nhà trường đã có nhiều cố gắng trong công tác phát triển và hoàn thiện đội ngũ giảng viên để đáp ứng được nhiệm vụ công tác giảng dạy và phát triển nhà Trường.
3. Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, đội ngũ giảng viên của trường hiện nay còn tồn tại một số hạn chế đó là:
- Trong đội ngũ giảng viên của trường còn có một tỷ lệ nhỏ cán bộ và giảng viên trẻ chưa nhận thức được hết vai trò và tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ giảng viên trong công tác đào tạo hiện nay và phục vụ cho sự phát triển của nhà trường.
62
- Đội ngũ giảng viên còn thiếu về số lượng so với qui mô đào tạo hiện nay và mục tiêu phát triển của nhà trường trong vài năm tiếp theo.
- Trong đội ngũ giảng viên còn thiếu các GV có trình độ cao và vững về chuyên môn để có thể làm chuyên gia hướng dẫn, giúp đỡ cho GV trẻ phát triển.
- Cơ cấu về giới tính và độ tuổi của đội ngũ giảng viên nhà trường hiện nay còn thiếu cân đối, chưa phù hợp và đặc biệt là thiếu sự kế thừa chuyển tiếp về độ tuổi.
- Chính sách, cơ chế, qui trình tuyển chọn nhân sự mới còn chưa phù hợp để đảm bảo tuyển chọn được nhân sự đáp ứng tốt công việc của đơn vị sử dụng.
- Cơ chế kiểm tra, đánh giá và khen thưởng kỷ luật còn chưa đem lại hiệu quả theo đúng chức năng của nó.
- Cơ chế đãi ngộ còn chưa tương xứng để tạo động cơ để cho các GV học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, cũng như yên tâm công tác và đặc biệt là chưa thu hút được người tài.
Qua những phân tích và dánh giá chung về công tác phát triển đội ngũ giảng viên của Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội, đã cho thấy những điểm mạnh, điểm hạn chế, những cơ hội và thách thức cùng với những tác động bên trong và bên ngoài, những điều đã làm được và những muc tiên đặt ra trên cơ sở thực hiện nhiện vụ của nhà trường hiện tại và đặc biệt quan trọng là thực hiện mục tiêu “phát triển trường lên trường đại học vào năm 2015”. Với mục tiêu to lớn và cụ thể thì việc tìm ra các biện pháp hiệu quả, khả thi và phù hợp nhất với điều kiện nhà trường là một việc hết sức quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết để thực hiện thành công mục tiêu lớn nhà trường đã để ra.
Với những suy nghĩ đó, chương 3 của luận văn này, tác giả nghiên cứu, đề xuất “các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên của Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015”
63
CHƯƠNG 3