viên. Chú trọng thu hút giảng viên có trình độ cao làm giảng viên đầu ngành trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy.
3.4.5.1. Mục tiêu
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên là biện pháp cần thiết và có ý nghĩa quan trọng, nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng NCKH tạo sự chuyển biến về chất lượng của đội ngũ giảng viên đáp ứng những yêu cầu mới đào tạo nguồn nhân lực và chiến lược phát triển nhà trường trong tương lai.
Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên phải gắn liền với công tác NCKH, đây là 2 nhiện vụ có mối quan hệ chặt chẽ không thể tách rời nhau để cùng hướng tới mục đích nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn của GV trong trường.
3.4.5.2. Nội dung thực hiện
Đội ngũ GV nhà trường rất đa dạng và chủ yếu là GV trẻ dưới 30 tuổi, được tuyển chọn từ nhiều nguồn nhưng chỉ có những GV tốt nghiệp từ các trường sư phạm, sư phạm kỹ thuật là đã được đào tạo sư phạm, một số GV đã tự đi học chứng chỉ sư phạm, còn lại đa số chưa được đào tạo sư phạm. Vì thế trong một vài năm tới, nhà trường cần khẩn chương tăng cường đào tạo, bồi dưỡng GV với các nhiệm vụ sau: đào tạo sư phạm cho GV tốt nghiệp các trường không đào tạo sư phạm; bồi dưỡng sư phạm, chuyển môn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, bồi dưỡng công nghệ mới và NCKH, bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giảng viên.
Xây dựng kế hoạch cho việc đào tạo, chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng tổng quát trong toàn trường, cho các khoa một cách hợp lý và khoa học đảm không làm ảnh hưởng đến công việc giảng dạy của tổ môn, khoa và kế hoạch chung của toàn trường. Đối với GV được cử đi đào tạo, bồi dưỡng cần có nội dung
85
đào tạo, bồi dưỡng cụ thể và yêu cầu đạt được sau khi được bồi dưỡng, đào tạo.
Bồi dưỡng, giáo dục tư tưởng chính trị cho đội ngũ giảng viên nhận thức đúng, đầy đủ về trách niệm của mình trong công tác giáo dục trước HSSV, trước nhà trường và trước xã hội là yếu tố quan trọng số 1 trong công tác đảm bảo chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác giảng dậy của mỗi giảng viên trong trường.
Bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa GV theo quy định, thường xuyên cập nhật những kiến thức mới, các kiến thức có liên quan để phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu như: tin học, ngoại ngữ, các phần mềm phục vụ chuyên ngành giảng dạy của GV.
Cải tiến phương pháp giảng dạy, mạnh dạn áp dụng các phương pháp mới vì phương pháp dạy học có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng bài giảng cũng như chất lượng đào tạo của trường. Vì vậy việc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho GV là công việc được theo dõi và tiến hành thường xuyên trong Trường.
3.4.5.3. Phương pháp thực hiện
Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường về công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong toàn trường, từ đó áp dụng triển khai tới tập thể GV trong toàn Trường.
Căn cứ vào các tiêu chuẩn chuẩn hóa GV trong nhà trường ở giai đoạn hiện nay và chiến lược phát triển nhà trường đến năm 2015, từ đó lập kế hoạch chi tiết cụ thể cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của Trường.
Mở rộng các hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cần được đa dạng hóa, phù hợp về thời gian và điều kiện công tác của giảng viên. Thông qua việc liên kết với các trường trên địa bàn có uy tín và kinh nghiệm đào tạo chuyên ngành tốt như: ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Bách khoa Hà Nội,…khoa
86
sư phạm của trường ĐHSP để nhờ họ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho GV của trường.
Việc phân công, cử GV tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ với nội dung, chuyên môn thích hợp và hạn chế việc ảnh hưởng đến kế hoạch giảng dạy của khoa là yếu tố cần được tính đến . Để làm tốt công tác này, các khoa, bộ môm cần phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hằng năm. Kế hoạch cần xác định rõ nội dung, chương trình, thời gian và đối tượng đào tạo bồi dưỡng.
Phân công, giao đề tài NCKH phù hợp cho GV nghiên cứu, báo cáo đề tài. Tổ chức các buổi hội thảo, thảo luận chuyên đề, sinh hoạt trao đổi chuyên môn nghiệp vụ có sự tham gia của các GV có học hàm, học vị để hướng dẫn, đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệp cho các GV.
Tổ chức cho GV đi thăm quan thực tế các đơn vị tổ chức sản xuất kinh doanh, khảo sát các dây truyền hiện đại gắn với các lĩnh vực ngành nghề đạo tạo của trường của các công ty, nhà máy thuộc tổng công ty thết bị điện và các nhà máy xí nghiệp khác trên đại bàn, giúp cho GV cập tiếp cận thực tế và cập nhận được các kiến thức mới của KHKT bổ sung cho chuyên môn và bài giảng.
Hằng năm tổ chức hội thi GV dạy giỏi cấp trường với quy mô và nội dung đa dạng để tạo động lực thúc đẩy thi đua, phấn đấu trong giảng dạy của tập thể ĐNGV nhà trường, đây cũng là cơ hội cho các GV thể hiện năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm của mình. Đồng thời cũng là dịp để các GV trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác giảng dạy.
Do điều kiện là trường mới thành lập trong đội ngũ GV chưa thể biên chế đồng bộ và đầy đủ số lượng giảng viên có học hàm, học vị và trình độ cao như Tiến sĩ. Vì vây, việc quan tâm chú trọng đến công tác mời những giảng viên có trình độ cao như Tiến Sĩ, Phó Giáo sư ở các trường có uy tín về tham
87
gia giảng dạy, công tác bán thời gian trong trường để góp phần năng cao chất lược đào tạo, đồng thời nâng cao uy tín của trường là một việc làm cần thiết và không thể thiếu trong giai đoạn hiệ nay của trường. Thêm nữa đây là dịp rất tốt để cho GV trẻ trong trường có hội học hỏi trình độ chuyên môn, phươg pháp giảng dạy và kinh nghiệm NCKH của Phó Giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành nhiều kinh nghiệm.
Mặt khác, muốn đào tạo đủ số lượng, bảo đảm chất lượng ĐNGV, trong những năm tới nhà trường sớm cần nghiên cứu xây dựng mô hình đào tạo GV, nhằm đa dạng hóa đối tượng tuyển dụng, giảm tỷ lệ SV tốt nghiệp ĐH và thu hút những người có kinh nghiệm, kỹ sư giỏi đã qua thực tế sản xuất, có nguyện vọng vào làm GV. Thời gian đào tạo cho các đối tượng này ngắn, chỉ cần đào tạo nghiệp vụ sư phạm và bổ sung kiến thức sau đại học. Chỉ có đa dạng hóa đối tượng tuyển dụng và thay đổi phương pháp đào của nhà trường mới giải quyết được nhu cầu về đội ngũ giảng viên cho các đơn vị trong nhà trường.
3.4.5.4. Điều kiện thực hiện
Để đạt được kết quả cao và có tác dụng thiết thực trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình đội ngũ giảng viên nhà trường cần thực hiện các nội dung dưới đây:
- Nhất quán từ đội ngũ lãnh đạo đến toàn thể giảng viên trong trường nhận thức đúng đắn, có thái độ tích cực đối với công tác phát triển giảng viên. Giáo dục nhận thức cho đội ngũ giảng viên nhà trường một nhu cầu phải học tập, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực, là trách nhiệm và quyền lợi gắn bó lâu dài với sự nghiệp đào tạo và phát triển của nhà trường.
- Phòng ban chức năng, Khoa, tổ môn quan tâm, động viên, tạo điều kiện tốt nhất về các mặt như: thời gian, vật chất và tinh thần cho các GV đi học tập, bồi dưỡng nâng cao.
88
- Hội Đồng quản trị, các cấp quản lý cần quan tâm hơn nữa đến công tác phát triển, đào tạo, bồi dưỡng GV, thể hiện qua những kế hoạch và chính sách cụ thể để tạo điều kiện, khuyến khích, động viên, hỗ trợ kịp thời đối với các đối tượng đi tham gia học tập, bồi dưỡng. Các chế độ chính sách đó phải được áp dụng giải quyết kịp thời, thỏa đáng, tạo điều kiện cho GV yên tâm học tập, công tác.
Cần sớm ban hành những chính sách, chế độ đối với GV mang tính đồng bộ, nhằm khuyến khích, thu hút người có năng lực tốt, có phẩm chất đạo đức tốt vào làm GV, đó là:
- Xem xét chế độ tiền lương, thưởng, phụ cấp, đãi ngộ tốt nhất cho GV trên điều kiện tài chính thực tế của trường, nhằm thu hút người tài cũng như giữ được các GV đã học xong sau đại học. Đồng thời cần có chế độ ưu đãi, phụ cấp thêm đối với GV mới ra trường, cũng như tạo điều kiện cho họ sớm đi học sau đại học để họ vừa nâng cao được trình độ và yên tâm công tác, gắn bó lâu dài với nhà trường.
- Có chính sách hấp dẫn để thu hút những người có thâm liên công tác, có trình độ, có học hàm học vị về trường công tác khi họ có nguyện vọng. Mặt khác, nhà trường chủ động xây dựng chính sách, kế hoạch đào tạo GV từ ĐH lên Thạc sĩ, Tiến sĩ….
Ngoài ra nhà trường cần tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ học tập, NCKH, thí nghiệm đồng bộ và hiện đại kịp thời đáp ứng công tác phát triển giảng viên.