Những yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015 (Trang 27 - 29)

Bên cạnh những yếu tố khách quan như đề cập ở trên có ảnh hưởng đến sự phát triển của GD&ĐT, đó là các yếu tố chủ quan của công tác phát triển đội ngũ giảng vên. Tại Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII của Ban chấp hành Trung ương đã khẳng định : “GV là nhân tố quyết định đến chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh, GV có đủ đức, tài”. Bởi vậy việc quan tâm đầu tiên của nhà trường là chăm lo phát triển năng lực của người thầy, được thể hiện ở các nội dung sau:

Người thầy phải có trình độ, được thể hiện ở việc nắm vững chuyên môn, nội dung chương trình giảng dạy và khả năng tổng hợp các kiên thức liên quan.

Người thầy phải có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực sư phạm vững chắc, có kỹ năng dạy học thành thạo và đạt hiệu quả cao trong giảng dạy.

Người thày phải có khả năng tổ chức lớp học, khả năng đánh giá kiểm tra ngươig học, khả năng quản lý và nghiên cứu khoa học.

Cán bộ đào tạo: hiểu chuyên môm, ngành nghề; nắm vững các quy chế, quy định về đào tạo, có kiến thức về tổ chức quản lý, có kinh nghiệm.

Cán bộ quản lý: có trình độ, có năng lực quản lý, có tinh thần trách nhiệm và có tầm nhìn xa trông rộng…

Để bộ máy cán bộ, GV, nhân viên làm việc có hiệu quả thì người trực tiếp đào tạo phải am hiểu chuyên môn, kỹ thuật, nghề nghiệp theo các chuyên ngành đào tạo, đồng thời phải có kiến thức và năng lực nhất định đáp ứng được các hoạt động của nhà trường.

21

Song song với các yếu tố về con người thì yếu tố về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học là điều kiện rất quan trọng góp phần quyết định đến chất lượng đào tạo của nhà trường, để đảm bảo yêu cầu về cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo, cần phải có:

Phòng học lý thuyết và thực hành, phòng thí nghiệm đảm bảo đủ diện tích, khang trang, sạch sẽ, đủ ánh sáng…phục vụ tốt cho học tập và quá trình thực tập, thực hành.

Cung cấp đầy đủ các thiết bị máy móc, phương tiện kỹ thật, nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng cần thiết cho quá trình đào tạo.

Thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp, bổ sung, mua sắm thêm các thiết bị mới hiện đại phù hợp với sự phát triển của khoa học….để đáp ứng được nhu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu của GV và sinh viên.

Cung cấp đầy đủ giáo trình, sách giáo khoa, sách tham khảo và các tài liệu liên quan phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập.

Trang bị các phương tiện hỗ trợ giảng dạy hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học, giúp SV nắm bắt được ngay các thiết bị tiên tiến để khi ra trường sẽ tiếp cận ngay được với các thiết bị, máy móc nơi làm việc của các cơ quan, xí nghiệp, các công ty trong và ngoài nước.

Môi trường giảng dạy, văn hóa tổ chức nơi làm việc là yếu tố tinh thần tạo niềm tin yên tâm công tác và cống hiến tài năng, công sức của ĐNGV cho sự phát triển bền vững của nhà trường. Văn hóa giao tiếp trong nhà trường thể hiện sự ngắn kết, cở mở tạo sự đồng lòng, tạo ra sức mạnh của tập thể nhà trường, nó mang dấu ấn tính nhân văn trong nhà trường.

1.7. Nội dung phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng công nghệ

Định hướng trong công tác phát triển đội ngũ giảng vên trong nhà trường là quá trình thực hiện các nội dung về lập kế hoạch, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, sử dụng và tạo môi trường sư phạm nhằm nâng cao

22

hiệu quả hoạt động của dạy học đáp ứng được mục tiêu đào tạo của nhà trường.

Nội dung phát triển đội ngũ giảng vên trường CĐ công nghệ bao gồm các khâu của quá trình phát triển nguồn nhân lực được sơ đồ hóa (1.3)

Sơ đồ 1.3: Các khâu của quá trình phát triển nhân sự

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Công nghệ Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015 (Trang 27 - 29)