Khuyết điểm

Một phần của tài liệu Giáo trình luận lý học (Trang 87 - 95)

III. KHUYẾT ĐIỂM VAØ ĐẶC ĐIỂM

A. Khuyết điểm

1)- Khả năng trừu tượng thiếu sót. Không phân biệt cái đặc thù hữu hạn với cái phổ quát, tuyệt đối. Ngôn ngữ hướng về cái cụ thể, cá biệt. Dân Papou chẳng hạn, phải dùng tới bốn danh từ khác nhau để chỉ việc đi theo bốn hướng, và hai chữ khác nhau để chỉ mặt trời ban sáng và mặt trời ban chiều.

Vì tâm thức cụ thể như thế, nên, người thái cổ khó nghĩ tới một tinh thần thuần túy. Hồn vẫn là vật chất tinh vi, nằm trong chi thể, trong máu hay trong hơi thở. Truyền thống Do thái không coi quỷ (Shedim), thiên thần (mal’akim) như tinh thần thuần tuý.

2)- Nhận thức khách quan thiếu sót. Cái nhìn luôn luôn là phức tạp, thuộc phạm vi “tình cảm”, không bao giờ bàng quan. Nhà khoa học tân thời cố loại bỏ ý kiến hay quan điểm chủ quan, để đạt tới kiến thức có giá trị phổ quát. Trái lại, trong tâm thức sơ khai, đối tượng vẫn nằm trong nhãn giới của người quan sát.

Do đó, khi suy luận, cách thức áp dụng những nguyên lý lý trí cũng hời hợt. Một số nguyên lý căn bản như: nguyên lý mâu thuẫn, nguyên lý nguyên nhân, không có giá trị tuyệt đối. Điều kỳ lạ coi như thông thường. Giá trị tích cực và tiêu cực đi liền nhau. Biến cố đã xảy ra trước, là nguyên nhân cho biến cố sau (post hoc, propter hoc, sau đó, do đó). Trong việc cúng tế, người ta quan tâm đặc biệt đến những triệu chứng: lửa cháy sáng báo trước sự chiến thắng, nếu lửa xông khói, tức là dấu bại trận. Con thú ngoan ngoãn là điềm tốt, thú trở chứng: là một điềm xấu. Cho nên, người ta cố tạo ra những triệu chứng tốt, mong làm chủ được tình thế và nắm vững tương lai. Những việc tình cờ, hay tương tự, đều được coi như có liên hệ nhân quả với nhau. Người Ấn Độ và Mễ tây cơ tin rằng: bươm bướm mang lại mùa hè ấm áp.

3)- Tư tưởng do đó uyển chuyển, mềm dẻo đối với thực tại. Thực tại dù là hiện tượng thông thường đều mang sắc thái huyền bí. Những sinh hoạt như: gặt hái, săn bắn, giải trí, đều có vẻ tôn nghiêm; ngang hàng với nhưng biến cố quan trọng như: sinh sản, hôn lễ hay tang chế. Sự vật lúc tĩnh lúc động, khi tốt khi xấu, vô chừng mực! Người có thể thành thú, thú hoá người. Hồn người chết có thể phù hộ con cháu hay gây tai hoạ. Trong tang lễ, chúng ta khó biết được ý nghĩa nhất định: sợ hay kính người chết. Hai ý nghĩa đều hoà lẫn nhau!

4)- Sinh hoạt xã hội và đạo đức. Vai trò của cá nhân không được lãnh hội đúng mức. Nhân phẩm, tự do và trách nhiệm cá nhân không được đề cao. Chưa có một nền đạo đức đặt trên căn bản trật tự trường cửu. Chưa phân biệt phạm vi đạo đức và nghi thức. Nghi thức có thể đứng ngoài vòng đạo đức. Do đó, chúng ta không thể dựa trên những quy tắc đạo đức mà đánh giá những tục lệ tôn

giáo như: tế người, huỷ hoại thân thể, hay những dâm phong nghi thức trong thời thượng cổ. Những sự kiện tượng tự không đương nhiên tố cáo tình trạng “đồi phong bại tục”, nhưng phải được đặt vào trong tâm thức của người thái cổ: chủ ý bảo tồn ân huệ của thần linh hay bảo đảm mùa màng sung túc.

B. Đặc điểm

Những khuyết điểm vừa kể cho chúng ta phỏng đóan phần nào một ít sắc thái tư tưởng và tâm thức của người thái cổ. Sau đây, chúng ta ghi nhận rõ hơn về một số đặc điểm chính yếu.

1)- Tâm tình sợ hãi. Vì vũ trụ xuất hiện đầy vẻ bí ẩn, nên con người dè dặt, lo sợ; đồng thời, cũng tò mò tìm hiểu và can đảm mạo hiểm. Họ muốn tranh đấu và để lấy ưu thế, họ dùng phù phép ma thuật. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy trong nhiều hang động tiền sử những nét họa hình thú vật. Hình con thú bị trúng tên, tiên báo và ảnh hưởng đến công việc đi săn thú, công việc độ thân chính yếu.

2)- Tân thức: nhân hướng tâm. Tuy chưa phải là quê hương, vũ trụ vẩn được coi như thành phần của con người. Như chúng ta đã thấy: không có đối tượng khách quan hay bàng quan. Con người vừa là tiểu vũ trụ, vừa là hình ảnh của đại vũ trụ. Người xưa không chỉ chiêm ngưỡng hay mô phỏng vũ trụ. Họ cũng cố gắng chiếm đọat và sử dụng. Điểm khác biệt là: họ kể vũ trụ như thành phần đời sống, chứ không như một đối tượng, nên họ cộng tác và liên kết với thiên nhiên. Trái lại, tâm thức tân thời có khuynh hướng kể thiên nhiên như vật dụng.

3)- Tâm thức hiện sinh, dấn thân và thực tiễn. Những câu hỏi thường ngày là: trời nắng mưa đúng lúc hay không ? Nơi ăn chốn ở có an toàn không ? Con cái mạnh khỏe ? Những suy nghĩ tính toán của họ đều giải đáp những vấn nạn thực tiễn, và mọi kiến thức do kinh nghiệm thường ngày. Kinh nghiệm vô giá, không thể đi ngược lại, và phải lưu lại cho giống nòi mai hậu. Do đó chúng ta thấy người xưa có vẻ bảo thủ: tự nhiên không thích điều mới lạ. Bởi lẽ, trước cái mới lạ không thể dửng dưng phải tỏ thái độ và

thích nghi. Mọi hành động đều là, tùy hòan cảnh: phản ứng, đáp ứng, đề phòng, tham dự hay dung nạp. Thái độ với khách lạ cho chúng ta thấy sự kiện ấy. Không thể ơ hờ lãnh đạm: chỉ có tiếp đón, trốn tránh hay xua đuổi mà thôi. Khách lạ phải trở thành bạn hay thù, chứ không thể là người xa lạ được.

4)- Cái nhìn bao quát toàn diện. Mọi sự vật đều liên đới, làm thành một khối duy nhất: vật chất, tinh thần, hữu hình, vô hình. Cá nhân hòa tan trong gia đình, gia đình trong bộ lạc. Cá nhân đại diện cho cộng đồng, cũng như cộng đồng đại diện cho từng cá nhân. Cộng đồng và cá nhân gắn bó với nhau trong tình liên đới trách nhiệm: trong nhiều trường hợp bịnh hoạn, tang biến, toàn thể cộng đồng phải tuân theo các nghi lễ nhất định như: kiêng cữ ăn uống, săn bắn …

Ý thức về thời gian cũng thế: quá khứ, hiện tại và hậu lai đều tương tại vào nhau. Sự kiện lẻ tẻ được coi như là một yếu tố biểu lộ cả một thực tại bao quát hơn. Giữa các sự vật với nhau, cũng như giữa sự vật và con người đều có ảnh hưởng hỗ tương: qua những phạm trù căn bản: tương ứng, tham dự, khai trừ, chuyển dịch, chu trình.

TRAØO LƯU THẾ TỤC HÓA (sécularisation)

MỞ ĐẦU

Chúng ta đã thấy: tâm thức “ngọai lý” vẫn còn tồn tại, qua những biến đổi thiên hình vạn trạng trong khỏang thời gian và không gian. Tuy nhiên, với trào lưu mệnh danh là THẾ TỤC HÓA, người ta thấy có cả bầu khí nhằm giải tỏa huyềnt họai, giải trừ sắc thái linh thiêng của thựa tại nhân sinh. Trào lưu còn tích cực ảnh hưởng trên cơ cấu của xã hội hiện đại. Xem ra lãnh vực linh thiêng và tôn giáo cũng bị kể như ăn liền với một giai đọan tiến bộ của nhân lọai ? Vấn đề trực thuộc phạm vi thần học, nhưng thiết tưởng, chúng ta có thể duyệt qua những nét đại cương, để hiểu rõ hơn về tâm thức con người.

1. Sơ nhận sự kiện

Khi đề cập hay diễn tả cục diện của thế giới ngày nay, người ta nhận thấy: ở nhiều nơi trên thế giới, lòng đạo đức sa sút, tôn giáo đánh mất hay giảm bớt thế gía cổ kính. Có cả một trào lưu thế tục hóa mọi lãnh vực sinh họat con người ngày nay. Trong Cđ. Vat II, các Nghị phụ đã kín đáo đề cập đến sự kiện (xem Gaudium et Spes, Giáo hội trong thế giới ngày nay, số 7 và 36). Mới đây, Văn phòng Tòa thánh đặc trách về những người vô tín ngưỡng, đã lưu ý và ghi nhận phong trào thế tục hóa, như một sự kiện bao gồm những giá trị tiêu cực và tích cực, cần được nhận thức và tìm hiểu chu đáo ... ( Tuần báo Osservatore Romano, ấn bản tiếng Pháp, số 50, ngày 11.12.1970).

Thực vậy, hiện tượng ấy bắt đầu bành trướng khá mạnh. Tuy nhiên, có nhiều học giả qủa quyết rằng: sự kiện ấy đã bắt đầu từ lâu. Trong các miền chịu ảnh hưởng Kitô giáo, hiện tượng đã chớm nở ngay trong thời trung cổ, khi xã hội toàn giáo (Chrétienté) bị lung lay. Sau đó, cuộc Cách mạng Pháp và trào lưu tư tưởng duy-lý đẩy mạnh thêm. Trong những thập niên gần đây, hiện tượng thế tục hóa được phổ biến sâu rộng, với đà tiến bộ nhanh chóng của khoa học và kỹ thuật, với sự hình thành các

thể thế dân chủ, chấp nhận và cổ võ phương diện đa thức tôn giáo trong một quốc gia.

2. Phản ứng:

Một sự kiện như thế trở thành một vấn đề, đặt ra cho mọi người tín hữu, nhất là cho các Kitô hữu. Do đó, chúng ta thấy rằng: ngay trong giới Kitô hữu có những phản ứng khác nhau. Tựu trung, có thể thu vào hai loại phản ứng. Một đàng, đứng trước sự kiện thế tục hóa, một số có thể đâm ra hoang mang, sợ sệt và bi quan cho tương lai tôn giáo và cho cả nhân loại nữa. Còn đâu những thuở con người dễ tìm gặp Thiên Chúa khắp mọi nơi ! Đời sống cá nhân, gia đình và xã hội cũng như chính trị văn hoá đều diễn tiến trong bầu khí đạo giáo ! Trong nhiều trường hợp thất vọng, người ta hô hào siết chặt hàng ngũ, để đối phó với tình thế. Nhưng, làm như thế, vô tình, người ta đã đồng hoá hay lẫn lộn Đức tin với bầu khí linh thiêng…

Đàng khác, đối lại, đứng trước sự kiện thế tục hoá, có một số người tỏ vẻ đắc thắng. Vì theo họ, đây mới thật là lúc con người thoát ly khỏi bầu khí linh thiêng ngột ngạt và ảm đạm, bầu khí mê tín dị đoan. Đã đến lúc Đức tin được thanh lọc, cạo bỏ mọi ten rỉ, do những cơ cấu nặng phần hình thức, của Tôn giáo và Giáo Hội gây ra. Trong vài trường hợp hăng say quá khích, người ta không ngần ngại đồng hoá Đức tin với trào lưu thế tục hoá.

Tuy nhiên, có lẽ cần phải cố sức khách quan hơn, để tìm hiểu thời đại chúng ta. Hiện tượng thế tục hoá là một hiện tượng rất phức tạp. Các nhà khảo cứu về lịch sử, xã hội và tâm lý rất thận trọng dè dặt, chưa dám khẳng định về bên nào nhất định. Vả lại, mối tương quan giữa niềm tin và tôn giáo cũng rất phức tạp, nên không thể xác định bằng một công thức rõ ràng được. Do đó , chúng ta cần phải tìm hiểu vấn đề, ít là theo hai điểm sau đây:

- Hiện thời, hiện tượng giải thánh (désacralisation) và thế tục hoá đã đi tới đâu ?

- Những mối tương quan giữa lòng tin với thánh giới (sacré) và tôn giáo, là những tương quan nào ?

Nhưng thiết tưởng, để giải đáp hay hiểu rõ hai vấn nạn trên, trước hết, chúng ta nên xác định ýnghĩa của những danh từ được đề cập đến trong vấn đề như: thánh giới, thánh sự, giải thánh và thế tục hoá.

I. GIẢI THÁNH - THẾ TỤC HOÁ - THẾ

TỤC CHỦ NGHĨA (SECULARISM)

1. Thánh và Phàm

Cách chung, chúng ta có thể nói: thánh giới là lãnh vực thần thánh, thiêng liêng. Lãnh vực chúng ta cảm nghiệm, vượt qua mọi kiến thức khoa học hay kỹ thuật. Vừa thu hút chúng ta (fascinosum), vừa gây trong chúng ta những tâm tình kính sợ (tremendum), (xem R. Otto. Das Heilige). Đó là một kinh nghiệm đa diện: thánh giới có thể được nhìn nhận như là nguyên nhân các hiện tượng thiên nhiên (sấm sét) một huyền lực vô danh hay một Đấng Siêu việt từ bi quảng đại.

Thánh sự, tính cách thánh ấy có thể áp dụng cho sự vật cũng như cho người ta (việc thánh hiến). Do đó, một trật tự xã hội, cũng như sinh hoạt của một đoàn thể hay một cộng đồng đều có thể được “thánh hoá”. Tính chất thánh của một xã hội hệ tại ở chỗ: hoặc xã hội có nguồn gốc hoặc nền tảng trong thánh giới. Trong viễn tượng ấy, mọi tổ chức, luật lệ và sinh hoạt của xã hội đều có mang thánh ấn. Do đó, đoạn tuyệt với thánh giới, tức là đoạn tuyệt với thánh giới. Và sống trong vã hội, tức là phải gia nhập thánh giới. Hai trật tự liên hệ mật thiết với nhau.

Trong khung cảnh và bầu khí ấy, tôn giáo có vai trò nào ? Ở đây, chúng ta cần phải phân biệt niềm tin hay lòng đạo (sens du sacré) với tôn giáo. Lòng đạo bao gồm những thái độ và tâm tình, phát xuất từ việc ý thức về mối liên lạc với thánh giới. Tâm tình kính sợ, cầu khẩn, nhu cầu cứu thoát, thái độ tôn sùng thành kính. Còn tôn giáo nhằm tổ chức và thể hiện lòng đạo, trong lãnh vực sinh hoạt tập thề, xã hội. Qua những luật lệ, nghi thức và giáo lý, tôn giáo làm cây gạch nối liền thánh giới với xã hội. Nhờ đó, sinh hoạt xã hội gắn liền với tôn giáo. Tôn giáo trở thành nền

tảng cho xã hội. Và đối lại, xã hội là môi trường sinh hoạt tôn giáo, và có nhiệm vụ bảo vệ khuếch trương tôn giáo.

Như thế, bỏ đạo hay công kích đạo, tức là đụng tới cơ cấu xã hội và ngược lại, làm lung lay sinh hoạt xã hội cách này cách khác, là động tới tôn giáo.

2. Giải thánh thế tục hoá:

Tuy nhiên, mối tương quan giữa xã hội và tôn giáo mang nhiều sắc thái và cấp bậc khác nhau. Cho nên hiện tượng gọi là “giải thánh” (désacralisation) cũng xuất hiện trong nhiều lãnh vực phức tạp. Nơi mỗi cá nhân, chúng ta có thể ghi nhận sự kiện này: con người không còn nhận ra cách dễ dàng như trước nữa, sự hiện diện và hoạt động hay ảnh hưởng của thánh giới. Do đó, lòng đạo, hiểu theo nghĩa dẫn thượng, có vẻ ra lu mờ, sa sút. Hơn nữa, trật tự xã hội không còn bắt nguồn hay đặt nền tảng trong thánh giới nữa. Trật tự và cơ cấu xã hội tiến đến chỗ biệt lập đối với một tôn giáo nhất định. Xã hội trở nên tự chủ, thế tục.

Xét theo nội dung, danh từ thế tục hoá có đồng nghĩa với danh từ giải thánh. Tuy nhiên, khi nói đến sự kiện giải thánh, người ta xác định một thái độ, một lập trường, dù là tiêu cực, đối với thánh giới. Còn khi nói tới thế tục hoá, người ta nhằm lưu ý tới “thế giới, thế hệ” này, nhấn mạnh đến chiều hướng thời gian và lịch sử của thế giới hiện hữu, thế giới trong đó, con người đang sinh hoạt. Người ta không phủ nhận, nhưng như đặt trong dấu ngoặc, mối liên hệ giữa thế giới này và thánh giới. Tuy nhiên, khi tích cực phủ nhận mọi chiều hướng khác hơn là chiều hướng thế tục, người ta đã đi xa hơn và biểu lộ, bày tỏ, qua cách này hay cách khác, một lập trường dứt khoát. Lập trường ấy được gọi là thế tục chủ nghĩa (secularism). Một lập trường như thế có hữu lý hay không, có thể chấp nhận và biện hộ hay không ? Đó là một câu hỏi cần được giải đáp qua những nhận xét về chính hiện tượng thế tục hoá, đang bành trướng trong thế giới ngày nay, nhất là trong những xã hội Âu Mỹ, là những xã hội thừa hưởng di sản tinh thần và văn hoá Kitô giáo.

Một phần của tài liệu Giáo trình luận lý học (Trang 87 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w