Thực chất của huyền thoại

Một phần của tài liệu Giáo trình luận lý học (Trang 80 - 81)

II. TƯ TƯỞNG HUYỀN THOẠI

2. Thực chất của huyền thoại

Từ ý nghĩa bình dân: huyền thoại đồng nghĩa với chuyện hoang đường, bịa đặt, người ta đã bắt đầu nhận thức cách đặc biệt hơn.

− Huyền thoại được nhận thức như là một cách giải thích sơ khai của con người đứng trước những cảnh tượng thiên nhiên. Một cách giải thích theo óc tưỡng tượng, chớ không theo lối suy lý. Đó là quan điểm của một học giả người Anh, Andrew Lang, từ năm 1899, trong tác phẩm “Huyền thoại, Nghi thức và Tôn giáo” (Myth, Ritual and Religion). Tắt một lời, huyền thoại nêu ra “nguyên nhân” của vũ trụ. Cách nhận thức này gần giống quan điểm của một học giả người Pháp, Lévy-

Bruhl: kể tâm giới sơ khai của nhân loại là tâm giới tiền luận lý (pré-logique). Tuy nhiên về sau, học giả này đổi lập trường mà công nhận rằng: sắc thái tiền luận lý vẫn còn lưu tồn trong tâm giới người thời nay.

− Huyền thoại được hiểu như là cách diễn tả cái nhìn trực giác và toàn diện của con người, cái kinh nghiệm nguyên thuỷ về thực tại, mà bản chất vẫn là tôn giáo. Hocart, trong tác phẩm “Mê cung” (The Labyrinth, London 1935) đưa ra quan điểm trên, để phủ nhận quan điểm của A. Lang. Hiểu theo tác giả, huyền thoại không phải là một thứ vũ trụ quan của nhân loại ấu thời.

− Mới đây, vào năm 1960, trong một tác phẩm nhan đề “Huyền thoại và Tôn giáo trong Cổ Cận Đông” (Myth and Religion in the Ancient Near East), học giả E.O. James đã xác định ý nghĩa của huyền thoại trong sinh hoạt của người thái cổ: huyền thoại vừa diễn tả ý hướng của sinh hoạt con người, vừa giải thích ý nghĩa của vũ trụ.

Nietzsche đã tóm lược như sau, từ nhiều thập niên trước: “Huyền thoại không căn cứ trên một tư tưởng, như con cháu của nền văn minh giả tạo nghĩ ra đâu! Huyền thoại chính là một tư tưởng, huyền thoại nêu ra một cách hình dung vũ trụ, trong một chuỗi các biến cố, hành động và đau khổ”.

Một phần của tài liệu Giáo trình luận lý học (Trang 80 - 81)