III. LÒNG ĐẠO VAØ TÔN GIÁO
3. Tương quan giữa lòng đạo và tôn giáo
Chúng ta thấy lòng đạo tồn tại, nhưng cũng thay hình đổi dạng. Do đó, chúng ta biết: tự nó, lòng đạo là một sự kiện mơ hồ. Mang nhiều sắc thái đối nghịch nhau, nên lòng đạo có thể góp phần hay cản trở chiều hướng tôn giáo.
Tôn giáo gặp nơi lòng đạo một vùng đất phì nhiêu, nhưng cần được khai hoang. Thực vậy, có lòng đạo chưa hẳn là có Đức tin, dù theo thường lệ, người có lòng đạo sống thực, tìm đến tôn giáo, đến nhà thờ hay giáo sĩ. Bởi lẽ, lòng đạo có thể là một hiện tượng tình cảm suông gây nơi con người những tâm tình sợ sệt hay những cảm xúc bồng bột. Có nhiều hình thức lòng đạo chỉ xuất
hiện như một áp lực, trói buộc con người. Do đó, phong trào thế tục hoá, trong nhiều phương diện, hay ít là trong phương diện này, mang một giá trị tích cực. Nhờ phong trào giải thánh, con người cảm thấy như được giải thoát khỏi những hình thức lòng đạo mơ hồ.
Nói thế không có nghĩa là kể lòng đạo như một chướng ngại cho tôn giáo, cần phải tiếp tay huỷ diệt đi để sinh hoạt tôn giáo được tinh tuyền hơn. Nhưng mất công, vì ai dám quả quyết và chứng minh rằng: có thể diệt lòng đạo mà không động tới chính con người ? Cũng như những tâm tình khác nơi con người, lòng đạo có thể lệch lạc, nhưng vẫn bám sát nếp sống thường nhật. Xét theo phương diện nhân sinh, lòng đạo là một ưu điểm, đưa con người vượt lên trên thú giới. Trong chiều hướng tôn giáo, lòng đạo là ngưỡng cửa đưa tới Đức tin và tôn giáo.
Ngay trong vấn đề thanh lọc lòng đạo, chúng ta chứng kiến một mối tương quan biện chứng giữa tinh thần và nghi thức. Không thể loại bỏ mọi cử chỉ, thái độ, lễ nghi tôn giáo. Lòng đạo và niềm tin không thể tồn tại, nếu không được thể hiện qua cử chỉ và nghi thức. Đó chỉ là một điển hình về mối tương quan căn bản gặp tận trong con người: tương quan hồn và xác, của con người là “tinh thần nhập thể”, chi phối toàn diện sinh hoạt của con người.
Nên đọc bổ túc:
− A.Kirchgassner Puissance des signes trg. 292 – 304,
− Mircea Eliade Traité d’Histoire des Religions trg. 15– 42.
− Báo ETUDES, số tháng 7 – 8/1966: Eglise et Société.
− Báo ETUDES, số tháng 1/1968: La “sécularisation”.
i. THEO DÒNG LỊCH SỬ...7
1. Thượng cổ Hy Lạp...7
2. Trung cổ...7
3. Cận Đại...7
4. Hiện Đại...8
ii. ĐỊNH NGHĨA- ĐỐI TƯỢNG...8
1. Định nghĩa...8
2. Đối tượng: ba động tác tri thức...9
3- Thành phần môn Luận lý học:...10
CHƯƠNG I: SƠ NIỆM...11
I- Ý NIỆM...11
1. Thế nào là ý niệm ?...11
2. Nội diện và ngoại hàm của ý niệm...12
3. Phân loại các ý niệm...13
II- TỪ NGỮ:...14
1. Khái niệm:...14
2- Những đặc tính của từ ngữ ...15
III. ĐỊNH NGHĨA và PHÂN CHIA...18
1. Định nghĩa:...18
2. Phân chia:...19
CHƯƠNG II: PHÁN - ĐOÁN...20
I. KHÁI – LƯỢC...20
1. Động tác tri thức thứ hai...20
2. Mệnh đề:...20
ii. PHÂN – LOẠI...20
1. Phương diện liên từ...20
2. Phương diện phẩm...21
3. Phương diện lượng...22
4.Phương diện hình thức...23
A. ĐỐI LẬP TÍNH...23
1. Giải thích...23
2. Mệnh đề đối lập...24
3. Qui luật đối lập...24
4. Mệnh đề thể cách đối lập...25
B. HOÁN – CHUYỂN TÍNH...26
1. Ba cách hoán chuyển...26
2. Áp dụng cách hoán chuyển cho 4 mệnh đề: A, E, I, O...27
3. Công dụng thực tiễn của hoán chuyển tính...27
4. Hoán chuyển mệnh đề đơn độc...27
C. TƯƠNG ĐẲNG TÍNH...28
1. Khái niệm...28
2. Cách thiết lập mệnh đề tương đẳng...28
CHƯƠNG III: SUY LUẬN...30
mở đầu...30
1. Định nghĩa:...30
2. Lập luận - Hậu kết - Hậu đề:...30
3. Phân loại suy luận:...31
4. Quy luật chung cho mọi lập luận:...31
A. SUY - LUẬN DIỄN - DỊCH...32
I.TAM - ĐOẠN - LUẬN...32
I. CƠ CẤU TAM ĐOẠN LUẬN...32
1. Mệnh đề và từ ngữ:...32
2. Những nguyên tắc của tam đọan luận...32
3. Quy luật tam đọan luận...33
II. HÌNH và THỂ CÁCH của TAM ĐOẠN LUẬN...33
1. Đặc điểm...35
2. Giải thích...35
1. Khái niệm:...36
2. Nguyên tắc Giản lược:...36
3. Áp dụng...37
iv. TẦM QUAN TRỌNG CỦA HÌNH I, II VAØ III...38
II.NHỮNG TAM ĐOẠN LUẬN KHÁC...38
1. T.Đ.L. trần - thuật...38
2. T.Đ.L. giả thuyết...39
3. T.Đ.L. bất toàn...41
III. CHÂN KHÁI NIỆM CỦA TAM ĐOẠN LUẬN...43
B. Suy - luận quy – nạp...44
1. Khái niệm...44
2. Bản chất của Quy nạp pháp...45
3. Quy nạp pháp và suy luận tam đoạn luận...45
C. GIÁ TRỊ CỦA LUẬN CHỨNG...46
I. LUẬN CHỨNG TẤT QUYẾT (apodictica)...46
1. Đường trực tiếp...46
2. Đường gián tiếp...47
II. LUẬN CHỨNG CÁI NHIÊN (probabilis)...48
1. Suy loại:...48
2. Thống kê...48
III. LUẬN CHỨNG NGỤY BIỆN (sophistica)...49
1. Phương diện từ ngữ (in voce)...49
2. Phương diện suy luận (in re)...50
TÂN LUẬN LÝ HỌC...52
i. Từ luận lý học cổ điển đến tân luận lý học...52
II. Đại cương tân luận lý học...53
1. Liên tục tính...58
2. Nguyên lý nhị hợp...59
4. Tự phân phối tính...59
5. Tương phân phối tính giữa kết và phân...60
1. Biểu thức tiêu chuẩn Kết: TRÙNG PHỨC...61
2. Biểu thức tiêu chuẩn Phân: MÂU - THUẪN...61
III. Kết luận...62
Phụ chương: Phương pháp HÌNH - THỨC...64
i. PHẠM VI KHOA HỌC...65
1. Lợi ích:...65
2. Giới hạn của phương pháp hình thức...67
II. PHẠM VI TRIẾT HỌC...68
1. Khoa học thuần lý và khoa học thực nghiệm...68
2. Tư tưởng cụ thể và tư tưởng trừu tượng...69
Kết luận:...70
TƯ - TƯỞNG NGOẠI - LÝ...73
MỞ ĐẦU...73
i. TƯ - TƯỞNG TƯỢNG - TRƯNG...74
1. Từ ngữ và ý nghĩa:...74
2. Tượng trưng và luận lý...75
3. Phân biệt dấu tượng trưng,ký hiệu và ngụ ngôn...76
4. Biến nghĩa tượng trưng...78
5) Thế giới tượng trưng: thế giới nhân sinh...80
PHỤ LỤC: NGƯỜI KỂ NHƯ DẤU TƯỢNG TRƯNG....82
II. TƯ TƯỞNG HUYỀN THOẠI...84
1. Khái niệm...84
2. Thực chất của huyền thoại...84
3. Huyền thoại và Lịch sử...85
4. Huyền thoại và hiện tại...86
5. Có thể hóa giải huyền thoại không?...89
III. KHUYẾT ĐIỂM VAØ ĐẶC ĐIỂM...91
B.Đặc điểm...93
trào lưu thế tục hóa (sécularisation)...95
mở đầu...95 1.Sơ nhận sự kiện...95 2. Phản ứng:...96 I. GIẢI THÁNH - THẾ TỤC HOÁ - tHẾ TỤC CHỦ NGHĨA (secularism)...97 1. Thánh và Phàm...97 2. Giải thánh thế tục hoá:...98
II. SỰ KIỆN GIẢI – THÁNH VAØ THẾ – TỤC – HÓA. .99 1. Cảnh vật thiên nhiên...99
2. Trật tự xã hội...101
III. LÒNG ĐẠO VAØ TÔN GIÁO...102
1. Xưa và nay...102
2. Lòng đạo: nhu cầu căn bản nhân sinh...104