T.Đ.L bất toàn

Một phần của tài liệu Giáo trình luận lý học (Trang 37 - 39)

III. GIẢN LƯỢC THỂ CÁCH T.Đ.L

3. T.Đ.L bất toàn

a) - Phụ chứng tam đoạn luận: trong loại lập luận này, một trong hai tiền đề có dẫn chứng, giải thích hay bổ túc ý nghĩa.

Ví dụ: Mọi người tử đạo là thánh, vì có đức mến tuyệt vời… b) - Đa tam đoạn luận: lập luận gồm nhiều tam đoạn luận, được nối kết nhau theo một trật tự nhất định: tiến bộ hay thoái bộ.

+ Tiến bộ: hậu đề của T.Đ.L. 1 làm đại đề cho T.Đ.L. 2… 1. Sự gì vô hình là bất diệt,

2. Thần linh là vô hình, 1. 3. Thần linh là bất diệt 2. Nhân linh là Thần linh, 3. Nhân linh là bất diệt.

+ Thoái bộ: Hậu đề của T.Đ.L. 1 làm tiểu đề cho T.Đ.L. 2. c) - Liên châu luận: lập luận hỗn hợp gồm nhiều mệnh đề. Thuộc từ của mệnh đề 1 làm chủ từ cho mệnh đề 2 … mệnh đề kết luận nối kết chủ từ của mệnh đề 1 với thuộc từ của mệnh đề áp chót.

Người cư xử đứng đắn được mọi người quí mến, Ai được mọi người quí mến là người có phúc, Người lương thiện là người có phúc.

d) - Nhị đoạn luận: trong lập luận này, một trong hai tiền đề được hiểu ngầm.

Ví dụ: Chúng ta đều là con người , Nên chúng a có thể sai lầm.

e) - Song quan luận: lập luận gồm nhiều mệnh đề hỗn hợp ly tiếp. Mỗi phần đều đưa tới một kết luận như trong những ví dụ sau đây.

1/ Song luận của Tertullianô chống sắc lệnh của Hoàng đế Trajanô. Cấm truy tầm người Kitô hữu, nhưng nếu họ bị tố cáo, thì phải kết án.

Tín đồ người Kitô hữu hoặc có tội hoặc không có tội, Nếu có tội , tại sao lại cấm truy tầm họ?

( Vậy sắc lệnh bất công )

Còn nếu họ vô tội , tại sao lại bị kết án ?

Vậy trong cả hai trường hợp, sắc lệnh đều bất công.

2/ Song luận của Thánh Augustinô nêu lên Thiên tính của Kitô giáo.

Kitô giáo thu hút dân chúng, hoặc bằng những phép lạ, hoặc không bằng những phép lạ.

Nếu bằng những phép lạ, Kitô giaó là đạo trời.

Nếu không bằng phép lạ nào, Kitô giáo cũng là đạo trời, vì sự kiện thu hút được dân chúng là một phép lạ tuyệt vời. Lưu ý: vì song quan luận căn cứ trên tính cách ly tiếp chặt chẽ, nên, nếu lại có thể xen vào một phần khác, thì lập luận sẽ mất giá trị. Ví dụ song quan luận của Hồi giáo chủ Omar ra lệnh đốt thư viện thành Alexandria (Aicập).

Các sách thư viện hoặc giống hoặc khác sách Coran, Nếu giống, sách ấy vô dụng, vậy phải huỷ bỏ, Còn nếu khác, đó là sách xấu, vậy cũng phải huỷ bỏ.

Người ta có thể bác lý và phân biệt về điểm giống và khác ; giống không chắc là vô dụng, cũng như khác không đương nhiên là xấu.

Một phần của tài liệu Giáo trình luận lý học (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w