Phân biệt dấu tượng trưng,ký hiệu và ngụ ngôn

Một phần của tài liệu Giáo trình luận lý học (Trang 72 - 74)

II. PHẠM VI TRIẾT HỌC

3. Phân biệt dấu tượng trưng,ký hiệu và ngụ ngôn

Con số hay một chữ viết tắt cũng nhắm tới một sự vật. Nhưng có thể nói: mối liên lạc giữa ký hiệu và sự vật không được chặt chẽ. Vì con số vẫn là trừu tượng, có vẻ qui ước, không bắt buộc phải huy động giác quan. Nhưng có nhiều trường hợp cho thấy sự dị biệt giữa ký hiệu và dấu tượng trưng cũng không đáng kể. Nhiều dấu tượng trưng như: thập giá, chữ vạn, hay bánh xe (chỉ mặt trời), đã được rút ngắn đến mức độ trừu tượng.

Đối lại, nhiều ký hiệu đã được nâng lên hàng dấu tượng trưng. Chữ Khi, Rô (Hy ngữ) tượng trưng Chúa Kitô. Chữ M tượng trưng Đức Maria. Thánh Ambrôsiô (qua đời năm 397) đã gán ý nghĩa tượng trưng cho cả bộ tự mẫu Hy-bá-lai: chữ Aleph chỉ giáo lý, chữ Beth, chỉ hỗn độn, Ghimel chỉ sự thăng thưởng… Chúng ta có thể nhận xét tương tự về các con số được xử dụng như thế.

Trái với ký hiệu hay con số, ngụ ngôn có nội dung dồi dào và dễ thấy hơn. Tuy nhiên, dù sao ngụ ngôn cũng cần phải được dẫn giải, chớ không thể lãnh hội ngay được. Ngụ ngôn đòi hỏi kiến thức. Ngụ ngôn về “công lý”: một phụ nữ bịt mắt, một tay cầm cân, một tay cầm thanh gươm. Muốn hiểu rõ ngụ ngôn ấy, cần phải biết tới toà án và công việc xét xử nơi đó. Trái lại, hình chỉ mặt trời, mặt trăng, tượng trưng ngày đêm, sáng tối, dễ nhận ra ngay.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp cho chúng ta thấy rằng: ý nghĩa của ngụ ngôn và của dấu tượng trưng xen lẫn nhau. Sử gia Plutarque (mất năm 120 sau G. S) thuật rằng: kho tàng triều đình Suse, thủ đô đế quốc Ba tư, có cất giữ hai vò nước của sông Danube và Nil: ngụ chỉ ranh giới của đế quốc. Nhưng chính việc cất giữ nước hai con sông ấy, cũng như việc tích trữ các báu vật ngay trong triều đình còn có ý nghĩa tượng trưng ý chí thống trị. Câu chuyện khác, cũng do sử gia nói trên thuật lại. Một người Ấn độ, tên là Calamuc mang một tấm da thú khô, đến yết kiến A- lịch-sơn Đại đế. Hắn để tấm da xuống đất, lấy chân đạp lên một góc tấm da, góc kia tấm da bật lên. Hắn lại đạp chân lên giữa tấm da, không có góc nào bật lên được. Hành động như thế, hắn ngụ ý khuyên hoàng đế nên lưu ý đến những miền trung tâm Đế quốc. Ý nghĩa ngụ ngôn rõ rệt. Tuy nhiên, cũng thấy nhiều yếu tố tượng trưng. Trước hết, tấm da khô tượng trưng thần dân mà hoàng đế đã khuất phục được. Đạp lên tấm da là hành động tượng trưng quyền thống trị.

Có lẽ sử gia không để ý tới một ý nghĩa khác huyền bí hơn: đó là ý nghĩa ma thuật (magique): một nghi thức cử hành và thể hiện quyền thống trị. Trường hợp hai vò nước được cất giữ là một trường hợp điển hình. Nhưng cả hai ví dụ trên đều cho chúng ta thấy cái ý nghĩa quan trọng và tiên khởi của dấu hiệu tượng trưng. Dấu tượng trưng không chỉ là một dấu thấy được mà thôi, nó chính là một dấu hữu hiệu, chứa đựng nhiều huyền lực cao siêu.

Một phần của tài liệu Giáo trình luận lý học (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w