III. GIẢN LƯỢC THỂ CÁCH T.Đ.L
2. T.Đ.L giả thuyết
Đây là một tam đoạn luận hỗn hợp: đại đề là một mệnh đề hỗn hợp: liên kết, ly tiếp hay tuỳ điều kiện.
A) - T.Đ.L. liên kết
Đại đề của tam đoạn luận liên kết phủ nhận rằng: hai mệnh đề cùng một chủ từ (S) có thể đúng một lượt. Tiểu đề nhận một phần và hậu đề bỏ phần kia
Có một hình hợp lệ: NHẬN-BỎ
Ví dụ: Không ai phụng sự Thiên Chúa và tiền của một trật Mà Giuđa phụng sự tiền của
Vậy Giuđa không phụng sự Thiên Chúa .
Trên nguyên tắc, hình BỎ- NHẬN không có giá trị bảo đảm
B) - T.Đ.L. ly - tiếp
a/ Đặc điểm
Đại đề là một mệnh đề ly tiếp. Tiểu đề nhận hay bỏ một phần. Hậu đề nhận hay bỏ phần còn lại, tuỳ trường hợp.
Có hai HÌNH: Nhận-bỏ và Bỏ-Nhận.
Có 4 Thể - cách, tuỳ 4 trường hợp của đại đề: 1- Hai thành phần đều khẳng định: KK 2- Một khẳng định và một phủ định: KP 3- Một phủ định và một khẳng định: PK 4- Cả hai thành phần đều phủ định: PP
Ví dụ: Hình I thể KK Hình II thể KP
Mà ta đoàn kết. Mà chúng ta không đoàn kết. Nên ta không thất bại. Nên chúng ta không thắng.
A ∪ B A ∪ -B
A - A
- B - B b/ Trường hợp đại đề có hơn hai thành phần
- Nếu tiểu đề nhận một phần, hậu đề bỏ các thành phần khác. Hoặc là thảo mộc, thú vật hay là người,
Đúng là thú vật,
Nên không phải thảo mộc hay người
- Nếu tiểu đề bỏ một phần, hậu đề nhận các phần khác, theo thể thức ly tiếp như trên.
Anh nói dối, sai lầm hay là nói thật, Nhưng anh không nói dối,
Vậy, hoặc anh sai lầm hay là nói thật.
C) - T.Đ.L. tuỳ điều kiện
Đại đề là một mệnh đề tuỳ điều kiện, gồm hai phần chính là phần “ tuỳ điều kiện”, phần phụ là “điều kiện”; giữa hai phần, phải có sự liên lạc chặt chẽ.
a/ Qui luật:
1- Nhận điều kiện là nhận luôn cả cái tuỳ điều kiện Ví dụ: Nếu anh T. làm việc, anh T. hiên hữu, Mà anh T. làm việc
Vậy, anh T. hiện hữu.
2- Nhận cái tuỳ điều kiện, không tất nhiên nhận điều kiện Ví dụ: Nếu anh T. làm việc, anh T. hiện hữu,
Mà anh T. hiên hữu, Vậy, anh T. …?
3- Bỏ cái tuỳ điều kiện, là bỏ cả điều kiện. Ví dụ: … Mà anh T. không hiện hữu
Vậy anh T. không làm việc.
4- Bỏ điều kiện, không tất nhiên bỏ cái tuỳ điều kiện. Ví dụ: … Mà anh T. không làm việc,
b/ Hình và thể cách
Có hai hình NHẬN- NHẬN , BỎ- BỎ. Mỗi hình có 4 thể cách, tuỳ theo trường hợp khẳng định và phủ định của hai thành phần.
Ví dụ: + Hình NHẬN- NHẬN. - Thể KP
Nếu X ⊂ A, X ⊄ B Nếu Phêrô tử đạo, phêrô không chối Thầy. Mà X ⊂ A Mà Phêrô tử đạo.
Vậy, X ⊄ B Vậy, Phêrô không chối Thầy. + Hình BỎ-BỎ
- Thể KP
Nếu X ⊂ A, X ⊄ B Nếu Phêrô tử đạo, Phêrô không chối Thầy. Mà X ⊂ B Mà Phêrô chối Thầy.
Vậy X ⊄ A Vậy, Phêrô không tử đạo.